Hà Tĩnh: Thủ phủ dó trầm rộn ràng vào vụ Tết

TÂM ĐAN 07/01/2021 03:49

Những ngày cuối năm, làng trầm Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) phải chạy hết công suất để kịp giao hàng trước Tết. Nhiều gia đình thu về hàng trăm triệu đồng từ cây dó trầm.

Xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được mệnh danh là thủ phủ của cây dó trầm. Nhiều năm nay, loại cây này mang lại nguồn thu nhập “khủng” cho người dân trong vùng.

Xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được mệnh danh là thủ phủ của cây dó trầm. Nhiều năm nay, loại cây này mang lại nguồn thu nhập “khủng” cho người dân trong vùng.

Cách đây khoảng 20 năm, khi cây bưởi mất mùa, trong khi thương lái đổ xô vào săn trầm với giá cao ngất ngưởng, hàng trăm hộ dân chặt bỏ giống cây đặc sản này chuyển sang trồng cây dó trầm. Từ đó, cây trầm phủ kín diện tích các khu vườn, đồi của người dân trong vùng.

Cách đây khoảng 20 năm, khi cây bưởi mất mùa, trong khi thương lái đổ xô vào săn trầm với giá cao ngất ngưởng, hàng trăm hộ dân chặt bỏ giống cây đặc sản này chuyển sang trồng cây dó trầm. Từ đó, cây trầm phủ kín diện tích các khu vườn, đồi của người dân trong vùng.

Nhiều người dân từ chỗ gieo, trồng chuyển sang chế tác dó trầm thành các kiệt tác “độc, lạ” để bán cho các thương lái.

Nhiều người dân từ chỗ gieo, trồng chuyển sang chế tác dó trầm thành các kiệt tác “độc, lạ” để bán cho các thương lái.

Hương trầm Đinh Gia vừa được công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Đây là cơ sở sản xuất hương trầm sử dụng nguyên liệu tự nhiên.

Hương trầm Đinh Gia vừa được công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Đây là cơ sở sản xuất hương trầm sử dụng nguyên liệu tự nhiên.

Anh Nguyễn Chí Thành, chủ cơ sở hương trầm Đinh Gia cho biết, anh làm nghề chế tác trầm hương từ năm 2016. Ngoài các cây gỗ trầm lớn được tạo hình để bán, anh Thành tận dụng những miếng gỗ nhỏ để làm hương trầm sạch, hương que, hương vòng, hương cuốn thủ công và trầm nụ.

Anh Nguyễn Chí Thành, chủ cơ sở hương trầm Đinh Gia cho biết, anh làm nghề chế tác trầm hương từ năm 2016. Ngoài các cây gỗ trầm lớn được tạo hình để bán, anh Thành tận dụng những miếng gỗ nhỏ để làm hương trầm sạch, hương que, hương vòng, hương cuốn thủ công và trầm nụ.

Theo anh Thành, dịp tết là thời điểm tiêu thụ hương trầm nhiều nhất. Trong vòng vài tháng tiêu thụ hơn 50.000 thẻ hương khoảng 3 tấn bột, 1.000 hộp nụ với giá từ 300 – 400 ngàn đồng… Trung bình, mỗi mùa tết cơ sở của anh thu nhập từ 500 – 600 triệu đồng.

Theo anh Thành, dịp Tết là thời điểm tiêu thụ hương trầm nhiều nhất. Trong vòng vài tháng tiêu thụ hơn 50.000 thẻ hương khoảng 3 tấn bột, 1.000 hộp nụ với giá từ 300 – 400 ngàn đồng… Trung bình, mỗi mùa tết cơ sở của anh thu nhập từ 500 – 600 triệu đồng.

“Thời điểm này, do nhu cầu thị trường lớn, nên ngoài lao động chính là hai vợ chồng và bố mẹ, tôi còn phải thuê thêm 10 lao động địa phương để kịp sản xuất nguồn hàng cung ứng trong dịp tết”, anh Thành chia sẻ.

“Thời điểm này, do nhu cầu thị trường lớn, nên ngoài lao động chính là hai vợ chồng và bố mẹ, tôi còn phải thuê thêm 10 lao động địa phương để kịp sản xuất nguồn hàng cung ứng trong dịp tết”, anh Thành chia sẻ.

Mùi trầm hương Phúc Trạch có vị thơm dịu nên rất được khách hàng ưa chuộng.

Mùi trầm hương Phúc Trạch có vị thơm dịu nên rất được khách hàng ưa chuộng.

Những lư hương và thác được sử dụng khi đốt những nụ trầm để trong phòng.

Những lư hương và thác được sử dụng khi đốt những nụ trầm để trong phòng.

Dó trầm là cây gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 15 - 25m, vỏ cây nhẵn có màu xám, thịt gỗ có màu vàng nhạt. Cây có tuổi từ 4 - 5 năm sẽ bắt đầu ra hoa kết trái. Tuy nhiên cây dó trầm phải có tuổi đời từ 10 năm trở lên mới có thể khai thác được. Loại trầm được ưa chuộng và giá cao nhất là trầm được tạo nên bằng cách tự nhiên, trên 30 năm tuổi

Dó trầm là cây gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 15 - 25m, vỏ cây nhẵn có màu xám, thịt gỗ có màu vàng nhạt. Cây có tuổi từ 4 - 5 năm sẽ bắt đầu ra hoa kết trái. Tuy nhiên cây dó trầm phải có tuổi đời từ 10 năm trở lên mới có thể khai thác được. Loại trầm được ưa chuộng và giá cao nhất là trầm được tạo nên bằng cách tự nhiên, trên 30 năm tuổi

Theo người dân vùng này, không phải cây dó trầm nào cũng có thể tạo ra trầm hương tự nhiên, nhiều người phải khoan những vết thương trên cây để tạo ra trầm nhân tạo. Người dân thường dùng khoan hoặc thanh sắt nhọn đục những lỗ thủng trên cây. Cây tiết ra nhựa và tinh dầu để làm lành vết thương, lâu dần chúng tích tụ lại tạo ra trầm.

Theo người dân vùng này, không phải cây dó trầm nào cũng có thể tạo ra trầm hương tự nhiên, nhiều người phải khoan những vết thương trên cây để tạo ra trầm nhân tạo. Người dân thường dùng khoan hoặc thanh sắt nhọn đục những lỗ thủng trên cây. Cây tiết ra nhựa và tinh dầu để làm lành vết thương, lâu dần chúng tích tụ lại tạo ra trầm.

Nhiều năm qua, cây dó trầm là một trong những loại cây kinh tế chính của xã Phúc Trạch, góp phần rất lớn trong việc tăng thu nhập cho người dân địa phương. Các sản phẩm trầm mỹ nghệ sau khi được chế tác có giá trị từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Nhiều năm qua, cây dó trầm là một trong những loại cây kinh tế chính của xã Phúc Trạch, góp phần rất lớn trong việc tăng thu nhập cho người dân địa phương. Các sản phẩm trầm mỹ nghệ sau khi được chế tác có giá trị từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Vòng trầm cũng là một trong những sản phẩm bán chạy trong dịp Tết.

Vòng trầm cũng là một trong những sản phẩm bán chạy trong dịp Tết.

Ông Trần Quốc Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: “Ước tính địa bàn xã có khoảng trên 300ha diện tích trồng cây dó trầm. Hầu hết các hộ dân trong xã ít nhiều đều có diện tích trồng loại cây này. Nhiều năm trở lại nay, cây dó trầm mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân xã Phúc Trạch. Tuy nhiên, đến nay dó trầm vẫn chưa được công nhận là giống cây chủ lực bởi chưa có cơ sở để chứng minh giá trị của loại cây này”.

Ông Trần Quốc Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: “Ước tính địa bàn xã có khoảng trên 300ha diện tích trồng cây dó trầm. Hầu hết các hộ dân trong xã ít nhiều đều có diện tích trồng loại cây này. Nhiều năm trở lại nay, cây dó trầm mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân xã Phúc Trạch. Tuy nhiên, đến nay dó trầm vẫn chưa được công nhận là giống cây chủ lực bởi chưa có cơ sở để chứng minh giá trị của loại cây này”.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ “vỡ trận” cam Hà Tĩnh

    Nguy cơ “vỡ trận” cam Hà Tĩnh

    13:54, 06/01/2021

  • Hà Tĩnh: Khởi công hàng loạt dự án cụm công nghiệp

    Hà Tĩnh: Khởi công hàng loạt dự án cụm công nghiệp

    19:40, 05/01/2021

  • Hà Tĩnh: Phát hiện cơ sở làm giả chè Tân Cương Thái Nguyên

    Hà Tĩnh: Phát hiện cơ sở làm giả chè Tân Cương Thái Nguyên

    10:58, 30/12/2020

Tâm Đan

TÂM ĐAN