ĐBSCL đau đầu xử lý rác (Kỳ II): Cần phân loại tại nguồn

Huỳnh Khởi 05/08/2018 06:00

“Không phải do chúng ta không có công nghệ xử lý rác, mà không có phân loại tại nguồn nên không biết phải xử lý như thế nào”.

Trao đổi với ông phóng viên DĐDN, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu- Bộ TN&MT thừa nhận: hiện nay gần 80% lượng rác thải trên cả nước phải chọn biện pháp xử lý là chôn lấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên không phải do chúng ta không có công nghệ xử lý mà chỉ vì rác của ta không giống ai, tất cả đều tập trung vào một chỗ, không có phân loại tại nguồn nên không biết phải xử lý như thế nào.

p/Cần Thơ đang lúng túng trong việc vận động người dân phân loại rác tại nguồn.

Cần Thơ đang lúng túng trong việc vận động người dân phân loại rác tại nguồn.

Phân loại rác tại nguồn là một giải pháp căn cơ

TP.Cần Thơ là địa phương có lượng rác thải sinh hoạt thuộc tóp cao nhất trong vùng với khoảng 650 tấn/ngày, đó là chưa kể rác thải y tế và rác nguy hại khác. Địa phương này mới đây đã kêu gọi được nhà đầu tư Nhà máy Đốt rác phát điện công suất lên đến 400 tấn rác/ngày, dự kiến, nhà máy sẽ hoạt động trong năm nay.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ, địa phương đang gặp khó khăn, lúng túng trong việc vận động người dân phân loại rác tại nguồn vì không phải rác nào cũng đốt được, đồng thời khi đốt thì phải kiểm soát chất lượng khí thải.

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nông dân khu vực ĐBSCL, TS RonPorat - Viện khoa học sau thu hoạch (ARO) Israel cho biết: Để đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ thì phải có vật tư đầu vào là hữu cơ.
Ở Israel, rác thải hữu cơ được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất các loại phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp. Trong khi ở Việt Nam thì chủ yếu chọn phương pháp đốt và chôn lấp rất lãng phí.

Có thể bạn quan tâm

  • Đồng bằng Sông Cửu Long đau đầu xử lý rác (Kỳ I): Vì sao Nhà máy xử lý rác lớn nhất ĐBSCL muốn “hưu non”

    Đồng bằng Sông Cửu Long đau đầu xử lý rác (Kỳ I): Vì sao Nhà máy xử lý rác lớn nhất ĐBSCL muốn “hưu non”

    11:00, 02/08/2018

Cần sự “chung tay” của toàn xã hội

Từ cuối năm 2017, Sở Xây dựng TP.Cần Thơ cũng đã ban hành Kế hoạch số 2943/KH-SXD về việc thực hiện thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Đến đầu năm 2018 chương trình này được triển khai thí điểm trên địa bàn 3 quận quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy.

Lúc đầu chương trình này đã được người dân hưởng ứng thực hiện tốt nhưng hiên nay đã có biểu hiện “đầu voi, đuôi chuột”. Mới đây đoàn công tác của Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội do ông Trần Văn Minh, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP.Cần Thơ về tình hình ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn.

Đoàn đã khảo sát ba khu xử lý rác thải rắn tại các quận, huyện: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ. Qua khảo sát, đoàn nhận thấy ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý chất thải rắn trong cộng đồng chưa cao. Đặc biệt là các doanh nghiệp xử lý chất thải rắn còn né tránh, đối phó với các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường. Từ đó dẫn đến tình trạng các khu xử lý rác thải của địa phương còn khá ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.

Huỳnh Khởi