Thái Bình kiên quyết không cho đốt rơm, rạ trên địa bàn

Lan Vũ 25/10/2018 00:04

Để đảm bảo môi trường và trật tự an toàn giao thông, UBND tỉnh Thái Bình vừa ra công văn chỉ đạo không đốt rơm rạ trên địa bàn tỉnh.

Thời điểm hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang tập trung thu hoạch lúa mùa. Sau khi thu hoạch, nhiều người nông dân đã đốt rơm, rạ ngay trên cánh đồng.

Từ TP Thái Bình chạy xe theo các ngả xuống các huyện không khó để bắt gặp cảnh những đống rơm lớn nhỏ dưới cánh đồng đang ngùn ngụt “nhả” khói “hun” người đi đường. Những cột khói đen mù mịt, phả hơi nóng hầm hập không chỉ hàng ngày, hàng giờ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, hạn chế tầm nhìn, gây nguy hiểm cho việc lái xe.

nhiều người nông dân đã đốt rơm, rạ ngay trên cánh đồng

Nhiều người nông dân đã đốt rơm, rạ ngay trên cánh đồng

Bà Nguyễn Thị Quýt – Kiến Xương cho biết nguyên nhân về việc đốt rơm, rạ: hiện nay, cuộc sống có phần tiện nghi, cơm thì đã có nồi điện, thức ăn thì nấu bằng bếp gas, bếp điện nên rơm, rạ không còn được tận dụng. Sau khi máy gặt lúa xong chỉ việc chở thóc về còn rơm, rạ chờ vài ngày khô, thấy người ta đốt mình cũng đốt. Việc đốt rơm, rạ sẽ tạo ra một lượng tro làm phân bón trả lại cho đất nên cả làng đều đốt chứ không riêng gì nhà nào.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình mở rộng 2 khu công nghiệp

    Thái Bình mở rộng 2 khu công nghiệp

    13:25, 24/10/2018

  • Thái Bình đầu tư hơn 75 tỷ đồng nạo vét sông Tiên Hưng

    Thái Bình đầu tư hơn 75 tỷ đồng nạo vét sông Tiên Hưng

    14:01, 16/10/2018

  • Sắp diễn ra hội nghị mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

    Sắp diễn ra hội nghị mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

    00:36, 16/10/2018

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhà khoa học việc đốt rơm, rạ là lãng phí một nguồn phân bón giáu dinh dưỡng. Bởi, các chất vô cơ khi bị nung nóng sẽ chuyển hóa thành chất vô cơ. Phần tro chỉ sót lại chút ít phốt pho, kali… không giúp ích mấy cho cây trồng. Việc làm này cũng khiến một lượng nước trong đất bốc hơi, triệt hạ các loại côn trùng, vi sinh vật có ích khiến đất bị chai cững, bạc màu. Để lấy lại cân bằng sinh thái và cải tạo đất, người nông dân phải sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe của chính người dân.

gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, hạn chế tầm nhìn, gây nguy hiểm cho việc lái xe.

Việc đốt rơm, rạ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, hạn chế tầm nhìn, gây nguy hiểm cho việc lái xe

Trước thực trạng đốt rơm, rạ cứ “đến hẹn lại lên” của nông dân Thái Bình, UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo không đốt rơm, rạ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời yêu cầu UBND các huyện xử lý kịp thời và kiên quyết các vụ việc vi phạm; UBND tỉnh sẽ phê bình đối với chủ tịch UBND huyện, xã để xảy ra các vi phạm đốt rơm, rạ ngoài đồng ruộng… Yêu cầu Sở KHCN, Sở Nông nghiệp triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng rơm, rạ trong sản xuất nấm, phân hữu cơ, phân vi sinh phục vụ sản xuất và đời sống.

Được biết, năm 2013 UBND tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ gần 1 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện thí điểm sử dụng chế vi sinh xử lý rơm, rạ sau thu hoạch. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ sau thu hoạch vẫn chưa được nhiều người biết đến hoặc khá thờ ơ khi ứng dụng

Bà Trần Thị Hường – Kiến Xương cho biết, một trong những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ như hiện nay là mở rộng diện tích cây vụ đông. Cũng như các hộ dân làm màu vụ đông khác, tôi sử dụng tất cả rơm rạ để che phủ cây trồng, không những hạn chế được cỏ mọc mà còn giữ ẩm cho đất, ít tốn công chăm sóc – bà Hường chia sẻ.

Lan Vũ