Hoà Bình trao quyết định 12 dự án đầu tư tổng số vốn 11.610 tỷ đồng

Tiến Việt 14/12/2018 11:02

Ngày 11/12/2018, Hòa Bình đã tổ chức “Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hoà Bình năm 2018 “ tại Trung tâm Thương mại AP Plaza, TP Hoà Bình.

Dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các cơ quan Bộ, ngành... và khoảng trên 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

br class=

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với các nhà đầu tư tại Hội nghị

Thủ tướng gợi ý 4 mũi nhọn kinh tế cho Hòa Bình

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đánh giá cao Đảng, Bộ, Chính quyền và nhân dân Hòa Bình đã phấn đấu một năm không mệt mỏi hoàn thành toàn diện vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng.

Có thể bạn quan tâm

  • Hòa Bình trúng 3 dự án mới của Vingroup trị giá gần 3.900 tỷ đồng

    09:46, 13/12/2018

  • Hòa Bình cần phát huy lợi thế địa chiến lược của vùng Thủ đô để thu hút đầu tư

    23:00, 12/12/2018

  • Thủ tướng gợi ý 4 mũi nhọn kinh tế cho tỉnh Hoà Bình

    18:42, 11/12/2018

  • Hoà Bình phải góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ và nội thất của thế giới

    12:50, 11/12/2018

 “Tỉnh Hoà Bình đang được “thiên thời - địa lợi -nhân hoà” có nhiều tiềm năng quý giá, là trung tâm của nền văn hoá cổ xưa ẩn chứa sự đa dạng phong phú mang đậm nét văn hoá vùng Tây Bắc” - Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời, Thủ tướng gợi ý tỉnh Hoà Bình cần chú trọng vào bốn mũi nhọn kinh tế.
Một là, xây dựng Hòa Bình thành tỉnh du lịch;

Hai là, phát triển nông lâm nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể, phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến gỗ xuất khẩu với 75% diện tích tự nhiên của tỉnh là đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng lên đến trên 51%, có khả năng cung cấp khoảng 400.000 m3 gỗ hằng năm. Tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp còn rất lớn. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển các nhà máy chế biến gỗ, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ và nội thất của thế giới;

Ba là, phát triển công nghiệp địa phương trong những lĩnh vực giàu tiềm năng. Thủ tướng cho biết, Hòa Bình đã được Chính phủ cho phép triển khai 8 khu công nghiệp. Hòa Bình cần hướng vào các ngành chế biến chế tạo nhằm giải quyết việc làm và không ảnh hưởng đến môi trường.

Bốn là, phát triển đô thị là một động lực phát triển của Hòa Bình với những khu đô thị xanh, sinh thái, hiện đại, bảo đảm môi trường sống tốt nhất.

Với các nhà đầu tư (NÐT), Thủ tướng nêu rõ: "Tôi mong các NÐT nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu để triển khai các cam kết, không để tình trạng “nói một đường làm một nẻo". Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NÐT để thành công ở Hòa Bình, ở Việt Nam.

Đột phá từ hút đầu tư

Theo ông Nguyễn Văn Quang – Phó Bí Thư tỉnh Uỷ, Chủ tich UBND tỉnh Hoà Bình: Xác định tầm quan trọng của xúc tiến đầu tư, thương mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình, 15 năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều giải pháp, cách làm thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

p/Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao giấy phép đầu tư cho đại diện các doanh nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao giấy phép đầu tư cho đại diện các doanh nghiệp.

Một trong những bước đi đột phá của tỉnh Hòa Bình là thu hút đầu tư. Từ một địa phương chưa có dự án nào đầu tư khi mới tái lập tỉnh và còn là điểm trắng để phát triển công nghiệp, hiện nay, tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành việc lập và công bố Quy hoạch chi tiết 8 khu công nghiệp, 16 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.950 ha đất. Hòa Bình cũng đã giao chủ đầu tư hạ tầng được 5 khu công nghiệp. Trong đó có khu công nghiệp Lương Sơn đã cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và có nhà đầu tư thứ cấp đã lấp đầy 82,11 % diện tích đất; Khu công nghiệp bờ trái sông Đà lấp đầy 51,9 1 %diện tích, Khu công nghiệp Mông Hóa lấp đầy gần 51,62 % diện tích.

Tăng trưởng công nghiệp bình quân của tỉnh Hòa Bình đạt 18,27%/năm; xuất khẩu tăng bình quân tăng 44,2%/năm; nộp ngân sách nhà nước bình quân tăng 43,2%/năm; số lao động được tạo việc làm tăng bình quân 36,6%/năm.

Bởi vậy, Hoà Bình cũng đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn về đầu tư như: dự án Trung tâm Vincom và nhà mặt phố thương mại Shophouse Hoa Bình của Tập đoàn Wingrroup; Tập đoàn Vinggroup đang nghiên cứu khảo sát dự án Tổ hợp dịch vụ Vinfast trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình; Dự án nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình của tập đoàn Xuân Thành; Rất nhiều các nhà đầu tư lớn đang nghiên cứu khảo sát, lập dự án vào khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình như tập đoàn Hanbek – Hàn Quốc, Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng…

Ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển, đã thu hút được một số số dự án công nghệ cao như: Thấu kính quang học, linh kiện điện tử; công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại nhôm; công nghiệp sản xuất các thiết bị vận tải của Công ty NISSIN MANUFACTURING Việt Nam (vốn đầu tư 75 triệu USD), công nghiệp sản xuất máy ảnh dùng cho điện thoại di động của Công ty TNHH HNT ELECTRONICS (vốn đầu tư 10 triệu USD)…

Tại Hội nghị, UBND Tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 12 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư 11,610 tỷ đồng, tương đương 505 triệu USD. Đồng thời, dự kiến sẽ ký 19 bản ghi nhớ đầu tư với tổng số vốn khoảng 66, 677 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ USD.

Tiến Việt