Nông, thủy sản ĐBSCL đứng ở đâu trong CPTPP?

Huỳnh Khởi 23/05/2019 07:24

Gia nhập “sân chơi” này, nông thủy sản khu vực ĐBSCL được xem có nhiều cơ hội xuất khẩu nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), cho biết: khi gia nhập CPTPP, các mặt hàng chủ lực của khu vực ĐBSCL sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu.

Với CPTPP, nông sản

Với CPTPP, nông sản khu vực ĐBSCL được xem có nhiều cơ hội xuất khẩu nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Cụ thể, tất cả các mặt hàng thủy sản và cá sẽ được xóa bỏ, phần lớn khi Hiệp định có hiệu lực; Nhật Bản cam kết xóa bỏ 99% dòng thuế mặt hàng này trong vòng 11 năm và 1% còn lại là 16 năm; Canada, Pê-ru cam kết sẽ xóa bỏ thuế thủy sản khi khi Hiệp định có hiệu lực.

Đối với mặt hàng gạo: Canada xóa thuế ngay; Mexico: xóa bỏ thuế ngay hoặc 5 năm tùy loại; Peru: xóa ngay thuế suất theo tỷ lệ %; duy trì thuế tuyệt đối thay đổi theo giá thị trường. Sản phẩm gạo: xóa bỏ thuế ngay (cả % và tuyệt đối); Chile: : Xóa bỏ thuế trong 8 năm, Sản phẩm gạo: xóa bỏ thuế ngay.

Tuy nhiên, Phó cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Trần Văn Công, lưu ý: nhu cầu thị trường đang hướng đến các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối. Bên cạnh đó các thị trường trước đây có tiêu chuẩn không cao cũng bắt đầu thiết lập các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, ĐBSCL còn chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, đây chính là những thách thức không nhỏ đến vùng nông nghiệp trọng điểm này.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội mới của nông sản Việt

    14:31, 24/05/2019

  • Đón đầu EVFTA (Kỳ II): Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Đức

    12:00, 23/05/2019

  • Xây dựng nhà máy Haphofood Hải Phòng: Giải bài toán “được mùa - rớt giá” cho nông sản Việt

    09:38, 23/05/2019

  • Xuất khẩu nông sản Việt (Kỳ II): Tháo gỡ "nút thắt" về tính liên kết

    01:36, 23/05/2019

  • Xuất khẩu nông sản Việt (Kỳ I): Vì sao tiếp diễn tình trạng bị trả về?

    00:01, 22/05/2019

Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh: không riêng gì CPTPP mà các FTA đều không cho phép chính phủ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức hay cá nhân kinh doanh trong nước dưới bất kỳ một hình thức trợ cấp, ưu đãi nào. Điều này đặt các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp ĐBSCL nói riêng vào tình thế khó khăn khi phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài có bề dày phát triển và kinh nghiệm.

Để đủ sức cạnh tranh trong “sân chơi” thị trường toàn cầu thì nông sản, thủy sản cần chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn; quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Huỳnh Khởi