Cá tra An Giang: “Lên bờ xuống ruộng” vì cung vượt cầu

Hương Giang - Minh Ngọc 30/05/2019 15:30

Tình trạng cá thịt lẫn cá giống của tỉnh An Giang bị rớt giá xuống dưới giá thành sản xuất, do hiện tượng nông dân nuôi cá ồ ạt, thiếu kiểm soát… “cung vượt cầu, rớt giá”.

Hiện tượng cung vượt cầu, kéo theo rớt giá là thực trạng đang diễn ra đối với ngành hàng cá tra của An Giang, khiến nông dân thấp thỏm đứng ngồi không yên. Theo số liệu từ Hiệp hội thủy sản An Giang, nếu chỉ tính riêng giá cá nguyên liệu trong tháng 4/2019 với giá là 37.812 đồng/kg thì nay đã rớt xuống còn 20.908 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá lỗ khoảng 3.000 đồng/kg, bởi giá thành nuôi trong vụ này từ 23.700 đồng trở lên vẫn đang ở mức hòa vốn. Thất bại thảm hại, nhiều nông dân chuyển sang nuôi các loại cá khác như: cá lóc, cá trê…

Tình trạng cá thịt lẫn cá giống bị rớt giá xuống dưới giá thành sản xuất, do hiện tượng nông dân nuôi cá ồ ạt, thiếu kiểm soát… “cung vượt cầu, rớt giá”

Tình trạng cá thịt lẫn cá giống bị rớt giá xuống dưới giá thành sản xuất, do hiện tượng nông dân nuôi cá ồ ạt, thiếu kiểm soát… “cung vượt cầu, rớt giá”

Lên bờ xuống ruộng do cung vượt cầu…

Trao đổi với PV DĐDN, ông Phạm Công Tôn - Chi hội trưởng cá giống Long Xuyên, tỉnh An Giang, chia sẻ: Gia đình ông làm nghề sản xuất cá tra giống từ nhiều năm theo truyền thống, tự phát và thiếu kiểm soát. Do đó, vấn đề thất bại xảy ra như cơm bữa, chuyện “lên bờ xuống ruộng” do rớt giá và phải bán đất để trả nợ là lẽ thường tình vì nuôi cá theo phong trào, thiếu sự kiểm soát. Nhưng nay, sau khi áp dụng cộng nghệ và thường xuyên nắm bắt thị trường đã ổn định hơn. Tuy nhiên, với số lượng người dân nuôi cá hiện nay ngày càng đông, hiện tượng nuôi tự phát và nằm ngoài quy hoạch đã dẫn đến lượng cung vượt cầu kéo theo vấn đề rớt giá đang là vấn đề thực trạng của An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung – ông Tôn nói.

Cũng theo ông Tôn, thị trường cá tra hết “nóng” rồi “lạnh” đã làm cho nông dân chán nản. Một số trường hợp cố bám trụ nhưng theo hình thức kết hợp với các doanh nghiệp, một số không có mối quan hệ thì chuyển từ cá tra sang nuôi cá sặc bổi, cá lóc, cá trê…

Theo số liệu từ Hiệp hội thủy sản An Giang, nếu chỉ tính riêng giá cá nguyên liệu trong tháng 4/2019 với giá là 37.812 đồng/kg thì nay đã rớt xuống còn 20.908 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá lỗ khoảng 3.000 đồng/kg

Theo số liệu từ Hiệp hội thủy sản An Giang, nếu chỉ tính riêng giá cá nguyên liệu trong tháng 4/2019 với giá là 37.812 đồng/kg thì nay đã rớt xuống còn 20.908 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá lỗ khoảng 3.000 đồng/kg.

Ông Tôn cho biết thêm, hiện cá giống trong hầm nuôi khoảng 50 con/kg, với sức chứa trong hầm hiện tại khoảng 10 tấn cá giống/4000m2 mặt nước thì bình quân mỗi ngày phải cho cá ăn 2 lần tương đương 600kg thức ăn, theo giá thành khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày. Trong khi, “cá thịt rớt giá làm cho cá giống rớt theo”. Hiện tại mẫu cá giống 30 con/kg, thương lái thu mua 20.908 đồng/kg đồng/kg, nhưng sản lượng phải từ 15 tấn trở lên (bầy lớn).

Cá dưới 15 tấn giá chỉ còn 19.500 - 20.000 đồng/kg (tùy vào vị trí hầm cá có thuận tiện trong việc vận chuyển hay không). Trong khi thời điểm tháng 12/2018, cá giống bán ở mức đỉnh điểm là 50.000 đồng/kg là hết sức chịu đựng của nông dân. Bên cạnh đó, hiện nay, khi cá rớt giá, người nuôi kêu thương lái, doanh nghiệp tới thu mua lại trở lên khó khăn, nhiều trường hợp không tới thậm chí ép giá khiến nông dân vô cùng khó khăn - ông Tôn nói.

…và rớt giá

Tương tự, trao đổi về nguyên nhân của tình trạng cá thịt lẫn cá giống rớt xuống dưới giá thành sản xuất, ông Trương Vĩnh Thành - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai, cho biết: Thời điểm những năm 2007, sản lượng cá tra thịt ở ĐBSCL mỗi năm chỉ ở mức 1-1,2 triệu tấn/năm. Nhưng năm 2018, sản lượng nuôi của cả vùng ĐBSCL tăng lên 1,4 triệu tấn/năm.

Nguyên nhân do nhiều cơ sở sản xuất giống ồ ạt, song song đó là thị trường cá thịt gặp nhiều “biến động” đã kéo theo vấn đề rớt giá, tình trạng thua lỗ xảy ra từ doanh nghiệp đến nông dân nuôi cá giống. Trên thực tế, Tập đoàn Sao Mai đã chủ động vấn đề cá giống lên tới 80% và liên kết mua thêm khoảng 20% của các đối tác để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, lượng cá giống đang dư thừa do cá thịt rớt giá, bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ gặp khó khăn một do nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường như Trung Quốc và Nam Phi giảm, đã làm cho thị trường cá tra vốn đã khó khăn nay lại bế tắc thêm - ông Thành nói.

Cần tiếng nói chung, tính chất kết keo…

Liên quan tới tình trạng cung vượt cầu, rớt giá với ngành cá tra, trao đổi với DĐDN, ông Phan Vân Ninh – Chủ tịch Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang, cho rằng: Với tình trạng lúc thừa, lúc thiếu thì (tức cung vượt cầu), rõ ràng tất cả đều phụ thuộc vào thị trường. Đối với khu vực ĐBSCL, thì vai trò của các cơ quan chức năng chỉ có nhiệm vụ quy hoạch vùng nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu khi đã được Trung ương đánh giá và phê duyệt vùng miền. Tuy nhiên, khi quy hoạch xong thì lại hoàn toàn khác với thị trường, bởi quá trình thực hiện hoàn toàn khác với diễn biến thực tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu cá tra nổi sóng trước thông tin miễn thuế

    09:00, 28/05/2019

  • CTCP Nam Việt: Mục tiêu rải cá tra khắp thị trường Trung Quốc!

    06:00, 19/05/2019

  • Xuất khẩu sang Mỹ: Tôm hân hoan, cá tra chật vật

    02:29, 15/05/2019

  • Mỹ bất ngờ tăng mạnh thuế bán phá giá cá tra Việt Nam

    00:00, 06/05/2019

Nếu năm 2018, nhiều nơi sản xuất tự phát từ cá giống cho đến cá thịt một cách ồ ạt nhưng lại là một năm thắng lợi với xuất khẩu 2,2 tỷ USD, thì lúc đó tự phát là tốt, nhưng khi thị trường xấu thì lại được cho là không ổn, không nhất quán - ông Ninh chia sẻ.

Cũng theo ông Ninh, câu chuyện sản xuất nằm ngoài vùng quy hoạch tức là tự phát và vấn đề này đương nhiên sẽ khó kiểm soát. Bên cạnh đó, vùng nuôi nằm trong quy hoạch lại luôn luôn hướng tới sản xuất hàng hóa có mã ngạch để xây dựng thương hiệu cho con cá tra, do đó, cần phải xác định và quan tâm nhiều hơn đến vùng đã được quy hoạch. Vì vậy, những trường hợp người nuôi ngoài vùng phải được cảnh báo “không nên thu mua” vì nằm ngoài vùng sẽ không thể kiểm soát dịch bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, phải căn cứ từ yếu tố này để khống chế tình trạng chăn nuôi ồ ạt - ông Ninh nói.

Cũng theo ông Ninh, trước tình trạng trên, nếu cơ quan chức năng không kiểm soát được vùng nuôi sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng cá, giá thành sản phẩm và thương hiệu... Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu không kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, ở thị trường Mỹ, Công ty Biển Đông và Cty Vĩnh Hoàn tuân thủ tốt các quy định và đã được hưởng thuế xuất 0% do thực hiện đúng với quy định của Hoa Kỳ. Ngược lại, một số đơn vị khác lại bị áp thuế, phạt thuế là một trong những tồn tại xuất phát từ thực trạng trên. Và điều quan trọng là khi bị mất uy tín thì sẽ bị để ý hoài – ông Ninh cảnh báo.

Do đó, theo ông Ninh, Chính phủ cần có chính sách kết nối cụ thể, chính quyền địa phương nên quan tâm một cách thiết thực trong quyền hạn của tỉnh để giám sát thực hiện và cần có quy chế thưởng, phạt trong phạm vi và khả năng.

Đối với các Bộ ngành, nên có chính sách đồng bộ, đồng loạt. Về công nghệ, nên có chính sách “kết keo”, và gắn chặt lại thì mới có thể làm đúng chủ trương thực hiện đúng chính sách và trở thành thương hiệu nổi tiếng trong ngành cá tra Việt Nam - ông Ninh nhấn mạnh.

Hương Giang - Minh Ngọc