Hải Phòng “giành” lại thủ phủ logistics

Trung Thành 20/07/2019 11:26

Sở hữu cửa ngõ khu vực phía Bắc về đường biển nhưng dịch vụ logistics của Hải Phòng vẫn chỉ “lấy công làm lãi”. Chiến lược “soán” ngôi đầu khu vực trong lĩnh vực béo bở này đang được Hải Phòng đặt ra.

Ông Phạm Xuân Dũng, Giám đốc doanh nghiệp vận tải lớn tại Hải Phòng nhớ lại, những năm 2013 đến cuối năm 2014 vận tải hàng hóa bằng xe container ở Hải Phòng như hốt bạc. Mỗi chiếc xe sơ mi – rơ mooc nhẹ nhàng 1 tháng cũng mang về cho chủ từ 60 đến 100 triệu đồng.

br class=

Vận chuyển, đưa rút hàng khỏi cảng là khâu tạo ít giá trị gia tăng trong chuỗi logistics

Lấy công làm lãi

Đến giữa năm 2015, thị trường vận tải bão hòa, lượng hàng hóa sụt giảm khiến các doanh nghiệp vận tải lao dốc. Khan hiếm hàng, các chủ phương tiện chạy đua giảm giá cước. Nhiều doanh nghiệp không trụ được phải bán tống bán tháo phương tiện. “Hiện nay, giá cước thấp nên mỗi chuyến xe nếu chạy hàng đi biên giới lãi 1 – 2 triệu, chạy nội địa nhiều thì lãi 1 triệu, không thì hòa hoặc lỗ. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải duy trì, bởi chạy thì “chết” từ từ, không chạy thì “chết” ngay”, ông Dũng cho biết.

Đây là mảng lớn trong bức tranh logistics Hải Phòng giai đoạn gần đây. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, dịch vụ logistics Hải Phòng dựa trên 3 nền tảng trọng tâm là: Dịch vụ cảng, dịch vụ sau cảng và vai trò trung chuyển. Trong đó, vai trò trung chuyển của Hải Phòng rất lớn. Điều này tương ứng với việc 80% lượng hàng hóa thông qua các cảng biển của Hải Phòng được trung chuyển vào nội địa bằng đường bộ. Và đây là khâu được xem là “lấy công làm lãi” trong chuỗi logistics.

  Dịch vụ cảng biển và sau cảng được xác định là “kim chỉ nam” cho phát triển logisticss Hải Phòng. Cần đầu tư trung tâm cảng cạn, trung tâm logistics phù hợp quy hoạch, phù hợp năng lực phát triển...

Tại hội nghị phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng mới đây, ông Nguyễn Văn Thành - PCT UBND TP Hải Phòng, cũng thẳng thắn thừa nhận hoạt động logistics của Hải Phòng chủ yếu tập trung ở công tác vận chuyển, đưa rút hàng khỏi cảng, là một trong những khâu tạo ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Dịch vụ vận tải đường bộ được cung cấp bởi hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn đã gây ra nhiều áp lực cạnh tranh thiếu lành mạnh, chưa hiệu quả...

Xác lập “thủ phủ” logistics cách nào?

Đề bài xây dựng Hải Phòng thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc được nhiều chuyên gia đưa ra đáp án. Theo ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), để phát triển thành trung tâm logistics vùng phía Bắc, Hải Phòng cần xây dựng một cơ chế, chính sách đặc thù với chính sách khuyến khích hỗ trợ như: GPMB, miễn - giảm giá thuê đất đối với các dự án đầu tư hạ tầng logistics, giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động tại trung tâm logistics mà trong nước chưa sản xuất được. Mặt khác, Hải Phòng tiếp tục phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện với quy hoạch cụ thể cho cầu cảng phục vụ chuyên chở vùng nội Á và cầu cảng chuyên chở hàng châu Âu, Mỹ, Úc. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nối cảng Lạch Huyện với trung tâm dịch vụ sau cảng. Phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao, phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo logistics của cả khu vực; Cải thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý như: Hải quan, kiểm dịch, biên phòng, cảng vụ,…

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Bất ngờ di dời bến xe Lạc Long

    Hải Phòng: Bất ngờ di dời bến xe Lạc Long

    11:50, 19/07/2019

  • Hải Phòng “giành” lại thủ phủ logistics

    Hải Phòng “giành” lại thủ phủ logistics

    11:26, 19/07/2019

  • Hải Phòng:p/Khảo sát đầu tư 2 khu công nghiệp tại huyện Tiên Lãng

    Hải Phòng: Khảo sát đầu tư 2 khu công nghiệp tại huyện Tiên Lãng

    09:53, 19/07/2019

  • Hải Phòng: Chỉ số GRDP cao nhất từ trước đến nay

    Hải Phòng: Chỉ số GRDP cao nhất từ trước đến nay

    19:15, 17/07/2019

  • Hải Phòng: Di dời vườn hoa Kim Đồng cần giữ lại kiến trúc cổ

    Hải Phòng: Di dời vườn hoa Kim Đồng cần giữ lại kiến trúc cổ

    16:14, 17/07/2019

Ngày 10/12/2018, Hải Phòng có Nghị quyết 38/NQ-HĐND của HĐNH thành phố thông qua quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng năm 2025 định hướng đến năm 2030. Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân dịch vụ logistics Hải Phòng từ khoảng 25 - 35%/năm. Thậm chí, mức đóng góp vào GDP cho Hải Phòng của ngành này cũng lên đến 25 - 35% (định hướng đến năm 2030). Đến năm 2030 Hải Phòng sẽ có 41 dự án đầu tư phát triển logistics. Các dịch vụ logistics chính, trực tiếp phục vụ hệ thống cảng biển và sân bay khu vực Hải Phòng được xác định là mũi nhọn. Theo đó, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ vận tải đa phương thức,…được xác định chiếm tới 57% chi phí logistics. Như vậy, khâu “lấy công làm lãi” trong chuỗi logistics của Hải Phòng đã giảm đáng kể theo mục tiêu này.

Để thành “thủ phủ” logistics khu vực phía Bắc, Hải Phòng còn “nghẽn” khá nhiều về hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt, đường thủy nội địa. Thiếu cơ chế chính sách đột phá để thu hút các doanh nghiệp logistics mạnh. Đặc biệt là khâu cải cách thủ tục hành chính và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,… cho lĩnh vực này.

Trung Thành