Vì sao quỹ đất dành cho dự án lớn ở Nghệ An hạn hẹp?

Ngọc Thái 12/08/2019 00:01

Hiện nay quỹ đất dành cho các dự án lớn ở Nghệ An đang hạn hẹp. Vì sao?

Ưu tiên thu hút đầu tư vào những công trình trọng điểm, tạo việc làm cho lao động địa phương được Nghệ An đặc biệt quan tâm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, do quá trình thu hút đầu tư manh mún, chưa tạo được đột phá để hút được nhà đầu tư lớn vào địa phương nên Nghệ An đang đứng trước nguy cơ khan hiếm quỹ đất quy mô lớn để triển khai dự án.

Vắng bóng nhà đầu tư tầm cỡ

Từ năm 2009, Nghệ An đã bắt đầu tạo bước đột phá bằng việc phối hợp với BIDV lần đầu tư tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư dịp đầu Xuân mới. Kể từ đó, theo truyền thống, cứ vào dịp đầu năm mới, Nghệ An lại tổ chức xúc tiến, mời gọi, gặp mặt các nhà đầu tư trong và ngoài nước về địa phương.

Đến nay, qua 10 năm tổ chức sự kiện như vậy, Nghệ An đã thu hút được hàng nghìn dự án vào triển khai xây dựng, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Qua đó, chính sách thu hút đầu tư cũng được địa phương quan tâm như tạo mọi điều kiện tốt nhất về đất đai, thuế…cho doanh nghiệp khi đến Nghệ An.

Trong 10 năm qua, Nghệ An cũng có 11 KCN lớn đã được quy hoạch xây dựng, trong đó có 6 KCN đã và đang xây dựng, đi vào hoạt động với số vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Nghệ An cũng có 17 Cụm công nghiệp được quy hoạch xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh, hứa hẹn làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội cho từng địa phương.

Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại đang sẵn sàng chào đón nhà đầu tư

Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại đang sẵn sàng chào đón nhà đầu tư

Chỉ tính riêng từ 2014 đến nay, Nghệ An đã thu hút được 753 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 149.697,03 tỷ đồng. Trong tổng số 753 dự án được cấp phép mới thì có 150 dự án có nguồn vốn đăng ký đầu tư trên 100 tỷ đồng.

Trong số 150 dự án đã có 55 dự án với số vốn đầu tư 42.868 tỷ đồng, chiếm 48% tổng số vốn đăng ký đã đi vào hoạt động; 74 dự án với số vốn đầu tư 34.428 tỷ đồng, chiếm 39% tổng số vốn đầu tư đã đăng ký đang triển khai các thủ tục để hoàn thiện, đi vào hoạt động.

Nhiều nhà đầu tư tầm cỡ đã triển khai xây dựng trên địa bàn Nghệ An như: Tập đoàn TH, Tôn Hoa Sen, Tập đoàn The Vissai, Tập đoàn VSIP (Singapore), Tập đoàn Hemaraj (Thái Lan), Công ty CP Tập đoàn TKV Group (Hàn Quốc), Tập đoàn Mavin Austfeed… 

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà đầu tư vào Nghệ An gặp khó về thủ tục, cơ chế (Kỳ III): Lãnh đạo tỉnh Nghệ An nói gì?

    Nhà đầu tư vào Nghệ An gặp khó về thủ tục, cơ chế (Kỳ III): Lãnh đạo tỉnh Nghệ An nói gì?

    11:05, 08/08/2019

  • Nghệ An công bố nguyên nhân vụ bệnh nhân tai biến khi chạy thận

    Nghệ An công bố nguyên nhân vụ bệnh nhân tai biến khi chạy thận

    14:01, 05/08/2019

  • Nhà đầu tư vào Nghệ An gặp khó vì thủ tục, cơ chế (Kỳ II): Doanh nghiệp “mắc cạn”

    Nhà đầu tư vào Nghệ An gặp khó vì thủ tục, cơ chế (Kỳ II): Doanh nghiệp “mắc cạn”

    11:10, 04/08/2019

  • Nhà đầu tư vào Nghệ An gặp khó vì thủ tục, cơ chế

    Nhà đầu tư vào Nghệ An gặp khó vì thủ tục, cơ chế

    14:02, 01/08/2019

Theo các chuyên giá kinh tế đánh giá, với những gì mà Nghệ An đạt được trong 10 năm thu hút đầu tư đã tạo ra nhiều giá trị vật chất, làm thay đổi đáng kể diện mão cho địa phương.

Tuy nhiên, so với các tỉnh, thành khác trên cả nước, Nghệ An vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tầm cỡ để triển khai đồng bộ các dự án. Mà thay vào đó, địa phương cũng đã triển khai thu hút một cách tích cực ở các nhà đầu tư nhỏ lẻ, quy mô nguồn vốn dưới 100 tỷ đồng/dự án là con số rất lớn. Điều này không thể phủ nhận hiệu quả hoạt động của các dự án nếu số nhà đầu tư (dưới 100 tỷ đồng/dự án) nói thật và làm thật.

Bởi trên thực tế, từ năm 2012 đến năm 2018, qua kiểm tra, rà soát, tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định chấm dứt, thu hồi 151 dự án “ôm” hơn 36 nghìn ha đất. Dự án treo, dự án chậm tiến độ đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường thu hút đầu tư.

Khan hiếm quỹ đất cho dự án lớn

Theo thống kê, Nghệ An hiện nay đang có 2 tập đoàn lớn là VSIP, WHA đang xây dựng, đưa vào sử dụng khu công nghiệp, đô thị dịch vụ thương mại… với quy mô diện tích đất hàng trăm nghìn ha ở huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc.

Riêng tập đoàn VSIP đã triển khai xây dựng Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An đã được khởi công vào tháng 9/2015 với quy mô diện tích 750ha đất; Tập đoàn WHA triển khai xây dựng khu công nghiệp WHA 1 - Nghệ An được xây dựng trong 7 giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2038 với tổng diện tích 3.200 ha, trong đó hoàn thành 498 ha trong giai đoạn 1.

Tập đoàn Vingroup, FLC cũng đã triển khai và có chủ trương đầu tư các dự án với quy mô diện tích đất đai hàng trăm ha ở một số địa phương thuộc tỉnh Nghệ An.

Riêng trên địa bàn TP Vinh hiện nay cũng đang rà soát, mời gọi đầu tư vào 27 dự án trên 6 lĩnh vực (khoa học công nghệ, hạ tầng – chỉnh trang đô thị, giao thông, du lịch, văn hóa tâm linh…) với quy mô hàng trăm nghìn ha đất, số vốn dự kiến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Trước tình trạng dự án chậm tiến độ, dự án treo “ôm” đất trên địa bàn trong thời gian qua đã khiến cho chính quyền gặp không ít khó khăn trong công tác thu hồi, chuyển giao cho nhà đầu tư mới

Trước tình trạng dự án chậm tiến độ, dự án treo “ôm” đất trên địa bàn trong thời gian qua đã khiến cho chính quyền gặp không ít khó khăn trong công tác thu hồi, chuyển giao cho nhà đầu tư mới

Trả lời báo chí, ông Lê Tiến Trị - Giám đốc Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết, hiện nay quỹ đất dành cho các dự án lớn ở địa phương đang hạn hẹp.

Mặt khác, trước tình trạng dự án chậm tiến độ, dự án treo “ôm” đất trên địa bàn trong thời gian qua đã khiến cho chính quyền gặp không ít khó khăn trong công tác thu hồi, chuyển giao cho nhà đầu tư mới.

Theo thống kê của KKT Đông Nam Nghệ An cho thấy, chỉ tính từ năm 2009 đến 2015 đã có 27 dự án với tổng diện tích 9,457,331m2 buộc phải thu hồi để chuyển giao cho nhà đầu tư khác.

Chưa kể, với việc quá nôn nóng trong việc thu hút đầu tư nên số lượng dự án nhỏ (quy mô dưới 100 tỷ đồng) chiếm khá lớn diện tích nguồn đất đai hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc mất cân bằng về quỹ đất khiến cho việc triển khai thu hút nhà đầu tư tầm cỡ đổ vốn xây dựng các dự án lớn khó thực hiện.

Tình trạng nhà đầu tư sau khi tiếp nhận được các thủ tục ưu đãi để được chấp thuận thuê đất, giao đất nhưng lại mua đi – bán lại, trao tay cho người khác nhưng không thực hiện cam kết ban đầu. Tình trạng nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án tại các KCN, CCN cũng không phải là ít.

Ông Thái Thanh Quý – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan phải thường xuyên rà soát các dự án đã đăng ký đầu tư nhưng tiến độ triển khai chậm.

Người đứng đầu tỉnh Nghệ An cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tìm hiểu nguyên nhân vì sao dự án chậm tiến độ, vướng ở khâu nào…

Ngọc Thái