Doanh nghiệp "quên" đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Tại tỉnh Gia Lai, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được đăng ký bảo hộ đến nay vẫn còn là chuyện xa xỉ.
Phở Hồng hay còn gọi là phở “2 tô” được khai sinh từ năm 1956 gắn liền với địa danh phố núi Pleiku. Xuất phát điểm là một cơ sở kinh doanh tự phát và mưu sinh là chính, đến nay món Phở Hồng nổi tiếp khắp mọi miền tổ quốc và nằm trong danh sách 10 món Việt Nam xác lập kỷ lục Châu Á.
Thế nhưng, thương hiệu Phở Hồng lại được một cá nhân tại tỉnh Khánh Hòa đăng ký thương hiệu độc quyền trước. Bị mất thương hiệu, chủ cơ sở giờ muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh tại nhiều tỉnh thành còn khó, chứ chưa nói đến việc may mắn không bị kiện ngược.
Có thể bạn quan tâm
Không nhận thức rõ sở hữu trí tuệ ở EVFTA, doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng
15:00, 27/08/2019
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030
22:13, 23/08/2019
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang thờ ơ với sở hữu trí tuệ?
11:15, 05/07/2019
Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong CPTPP: Khuyến khích bảo hộ cả mùi
19:30, 18/06/2019
Đưa bảo hộ tên miền vào Luật Sở hữu trí tuệ
11:05, 15/06/2019
Hay món Bò Một Nắng Krông Pa vốn là đặc sản của riêng huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Sản phẩm này chỉ ngon, nổi tiếng khi nguyên liệu là thịt bò phải có xuất xứ từ huyện Krông Pa nhưng hiện nay lại được chế biến, kinh doanh, bày bán tràn lan khắp nơi.
Đó là hai trong rất nhiều sản phẩm của tỉnh Gia Lai như cà phê, cao su,… vẫn đang chờ cấp quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và nước ngoài.
Ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm - Giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Classic cho biết, câu chuyện Phở Hồng là một ví dụ nhỏ nhưng qua đó để thấy rằng lỗi không chỉ của chủ thương hiệu mà có cả sự tắc trách, yếu kém của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Ông Lâm cho biết thêm, hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu bảo hộ sản phẩm như là điều kiện bắt buộc, nếu doanh nghiệp đó có tầm nhìn sứ mệnh và quy mô, sản xuất liên kết theo chuỗi. Tuy nhiên thời gian, quy trình nộp hồ sơ đăng ký quyền bảo hộ sản phẩm quá lâu, đặc biệt với doanh nghiệp mới thành lập, vô hình chung làm mất đi cơ hội của doanh nghiệp.
Còn theo Phó Phòng phụ trách quản lý chuyên ngành (Sở Khoa học và Công nghệ) Gia Lai Nguyễn Tấn Thắng, một tỉnh có khoảng gần 5.000 doanh nghiệp, chưa kể các cơ sở kinh doanh, kinh tế hộ gia đình mà đến tháng 6/2019 mới có 385 nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu và 18 văn bằng bảo hộ cho các kiểu dáng công nghiệp.
“Đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm lực của tỉnh, lỗi đó đến từ sự chủ quan, chậm trễ của cả doanh nghiệp và quản lý nhà nước”, ông Thắng nhấn mạnh.