Ô nhiễm vây quanh vịnh Hạ Long
Những năm gần đây, di sản thế giới vịnh Hạ Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm của hàng loạt cảng than, nhà máy xi măng, nhiệt điện...
Nằm bên bờ vùng biển Cửa Lục, cửa ngõ phía bắc của Vịnh Hạ Long là hai nhà máy xi măng Thăng Long và Hạ Long cùng hàng loạt bến, bãi tập kết vận chuyển than gây ô nhiễm tới vùng di sản. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã nhắc nhở nhiều lần. Nhưng, mối đe dọa với môi trường di sản vẫn diễn ra?
Những công trình xả bụi
Đặc biệt, chiếc băng chuyền vận chuyển xi măng, clanke được nối từ nhà máy xi măng Thăng Long vươn ra biển chừng 5-7km sang gần bến cảng Cái Lân... Không ít lần các hoạt động rót clanke trên vùng biển Cửa Lục gây bụi mù mịt trong lòng Di sản Vịnh Hạ Long.
Không chỉ gây ô nhiễm cho si dản, bụi xi măng còn phát tán làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân thành phố Hạ Long.
Bà Trần Thị Lan, phường Cao Xanh (Hạ Long) cho biết, có những hôm bụi phát tán trắng cả một vùng. Nhà các hộ dân chúng tôi ở phường Hà Khánh, Cao Xanh thường xuyên bị bụi bám dày, không khí ở đây thật sự rất ô nhiễm. Không chỉ bụi của nhà máy xi măng đâu, còn khói của Nhiệt điện Quảng Ninh nữa. “Thật đáng buồn là người dân thành phố du lịch Hạ Long như chúng tôi lại đang phải ngày đêm hứng đủ thứ khói, bụi độc hại”, bà Lan nói.
Ngoài ra 2 bên biển cửa lục, một bên là cụm cảng Làng Khánh, TP. Hạ Long, một bên là hàng chục bến, bãi tập kết, vận chuyển than thuộc xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ.
Theo quan sát của phóng viên, khu vực dòng sông chảy qua đây, nước đen ngòm. Nguyên nhân là do quá trình bốc xúc, vận chuyển, sàng tuyển và rửa than ở đây khiến lượng đất đá, than trôi đổ xuống quá lớn. Những con tàu vào bốc xúc cũng có hiện tượng phát tán bụi, rơi vãi than khiến dòng chảy mang độc tố của than đổ về vịnh Hạ Long.
Ông Nguyễn Văn Đến một ngư cho biết, xung quanh bến than này được che chắn rất qua loa, mỗi lần họ sàng tuyển, rửa than là y rằng một lượng than rất lớn và nước thải chảy xuống vịnh. “Tôi không hiểu, tại sao lại quy hoạch nhiều bến, bãi sàng tuyển, chế biến vận chuyển than sông ngay đầu ngõ vịnh Hạ Long như thế này”, ông Đến than thở.
Có thể bạn quan tâm
Đấu giá quyền khai thác kinh doanh du lịch trên vịnh Hạ Long: Doanh nghiệp bất an
05:00, 10/11/2019
“Tuýt còi” dự thảo tăng phí tham quan vịnh Hạ Long
13:17, 25/10/2019
Hoàn thiện khung khổ pháp luật trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường bằng tố tụng tòa án
04:30, 04/12/2019
Báo động ô nhiễm nguồn nước phục vụ sinh hoạt
11:05, 14/11/2019
Nhiều sai phạm tại Khu công nghệp Cái Lân
Cách đó không xa là Khu công nghiệp Cái Lân, TP Hạ Long nơi hàng loạt nhà máy đã từng bị phát hiện sai phạm trong vấn đề môi trường, đe dọa nghiêm trọng tới vịnh Hạ Long. Cụ thể, cuối năm 2018, đoàn giám sát Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện sai phạm tại Công ty Cổ phần Tiên Đồng, nước thải không được thu gom xử lý triệt để, kho xử lý chất thải nguy hại cũng không đảm bảo tiêu chuẩn.
Tại công ty TNHH Sợi hóa học Thế kỷ mới Việt Nam cũng phát hiện nhiều sai phạm như hệ thống xử lý nước thải công nghiệp không đạt chuẩn; chất thải nguy hại không được thu gom, xử lý triệt để.... Và rất có thể, vịnh Hạ Long chính là nơi hứng đủ thứ độc hại này đổ vào.
Trước những vi phạm trên, bà Đỗ Thị Lan, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh yêu cầu nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp là Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh phải có các biện pháp rà soát, kiểm tra đầy đủ đầu vào cũng như nguồn ra của nước thải, chất thải: “Qua giám sát chúng ta thấy có một số nội dung hạn chế. Thứ nhất là việc thực hiện lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động để đo lượng khí thải chưa hoàn thành. Thứ 2 là chưa nắm được tình hình pháp luật về bảo vệ môi trường của các đơn vị, doanh nghiệp thứ cấp. Mới chỉ thực hiện theo báo cáo về lượng nước thải thôi, chứ thực chất các đơn vị thứ cấp này sử dụng hệ thống hạ tầng để xử lý chất thải, nước thải như thế nào chúng ta chưa kiểm tra được. Qua kiểm tra 2 đơn vị thôi chúng ta thấy có rất nhiều vấn đề”.