Hội An: Điểm du lịch làng rau Trà Quế “san sẻ” lợi ích cho người nông dân
Việc mở điểm du lịch, phát triển mảng xanh du lịch sinh thái tại làng rau Trà Quế được kì vọng sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng người nông dân tại địa phương.
Làng rau Trà Quế cách phố cổ Hội An khoảng 2,5km về phía đông bắc. Làng nghề trồng rau truyền thống này hình thành cách đây hơn 400 năm, với vị trí địa lý thuận lợi được bao bọc bởi sông Đế Võng và đầm Trà Quế, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, cùng diễn trình lịch sử văn hóa lâu đời và người dân thuần hậu, chất phác.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển du lịch của TP.Hội An, danh tiếng làng rau Trà Quế lan tỏa khắp nơi. Sản phẩm của làng có mặt từ mâm cơm, chợ quán cho đến siêu thị, nhà hàng, khách sạn sang trọng trong và ngoài địa phương. Nhiều công ty du lịch, lữ hành đã tổ chức các tour tham quan làng rau, cùng nông dân canh tác, trải nghiệm một ngày làm nông dân… thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Tuy nhiên, sự phát triển các loại hình du lịch dịch vụ tại làng rau Trà Quế đến nay vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của làng; chưa đảm bảo sự ổn định trong phát triển kinh tế và thiếu gắn kết với cộng đồng địa phương.
Thêm vào đó, sự phát triển ồ ạt, tự phát và thiếu kiểm soát của các công ty du lịch cũng dẫn đến nguy cơ phá vỡ cảnh quan môi trường, không gian sinh thái của làng rau và gặp nhiều hạn chế trong việc giới thiệu các giá trị lịch sử - văn hóa đến du khách.
Hồi tháng 9/2019, TP.Hội An phê duyệt phương án “Phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế”. Theo đó, thành phố đã tiến hành quy hoạch, chỉnh trang không gian làng rau; bổ sung thêm các hoạt động trải nghiệm gắn với sinh hoạt cộng đồng dành cho du khách; đưa vào chương trình tham quan các di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với quá trình phát triển của làng; tăng cường công tác quản lý các hoạt động trong làng theo hướng thân thiện với môi trường.
Với giá 35 nghìn đồng/vé, khách tham quan được trải nghiệm quy trình trồng rau lâu đời của người dân Trà Quế; tham quan các điểm di tích trong làng. Qua đó không chỉ tạo thêm sự đa dạng điểm đến mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề, hướng đến phát triển du lịch bền vững.
Đối với người nông dân, đây được coi là một “điểm sáng” trong phát triển du lịch khi mà người dân làm rau sẽ có thêm thu nhập từ du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc kể cả người làm rau hay chủ vườn rau ở đây đều được lợi du có tham gia biểu diễn làm nghề hay là không.
Chia sẻ niềm vui, lão nông Nguyễn Lên (61 tuổi) không khỏi phấn khởi khi mà “lão” sẽ được nhận hỗ trợ từ vườn rau của mình và cả từ việc biểu diễn làm nghề. Lão nông này cho biết thực tế làng rau không đủ sức để cung ứng trên thị trường thành phố, và hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau cũng không được cao cho nên việc trồng rau được người dân ở đây xêm như làm thêm. Việc nhận được hỗ trợ từ thành phố sẽ là động lực khuyến khích người dân nơi đây lưu giữ được làng nghề giữ được danh tiếng rau sạch, cung cấp cho các siêu thị.
“Tuy nhiên người nông dân vẫn còn phân vân không biết được rằng sẽ nhận được bao nhiêu tiền đối với 1 tấm phiếu đến thăm quan. Người dân ở đây sẽ ngại rằng nếu như thành phố chia phần tram lại ít sẽ khó cho việc ở lại vườn để biểu diễn cho du lịch, bởi vì đa phần mọi người đều có công việc riêng. Hi vọng rằng chúng tôi được trả công xứng đáng bởi vì diện tích sản xuất và phân hữu cơ được dùng phục vụ du lịch là không ít.” – Ông Nguyễn Lên giải bày.
Theo ông Mai Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà thì sau khi thu phí thành phố sẽ lưu lại cho Trung tâm VH-TT-DL&TT-TH 40%, UBND xã được 20% để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường, người nông dân được 40% (người trực tiếp biểu diễn và chủ vườn). Như vậy mỗi tháng người nông dân trực tiếp biểu diễn làm nghề sẽ được hỗ trợ vài triệu đồng/ người, và người không trực tiếp biểu diễn cũng sẽ được hỗ trợ tiền vườn gần 1 triệu đồng.
“Phương án hiện nay của thành phố là tập trung quả lý và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng từ việc trải nghiệm của du khách. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn khi vấn đề thu phí vẫn chưa được triệt để khi mà các HDV lách luật ở các tour xe đạp. Với phương châm trải nghiệm là phải đưa ra công đồng, dân dần các nhà hàng, công ty lữ hành sẽ không còn đơn phương làm du lịch ở đây nữa, mà tất cả sẽ được phân công để chia sẻ lợi ích cho người dân.” - ông Hùng nói.
Bênh cạnh đó ông Hùng cũng cho biết thời gian sau thành phố sẽ thành lập HTX tại làng rau để thu mua thành phẩm tại chổ, giảm lo lắng về đầu ra cho người dân. Sau đó sẽ tiếp tục khôi phục các điêm tham quan lịch sử, văn hóa làng nghề, tăng thêm sản phẩm du lịch và đặc biệt là vào ban đêm để thu hút khách du lịch về ở lại và trải nghiệm tại làng nghề.