“Đòn bẩy” nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực
Những năm gần đây, vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội luôn được tỉnh Bắc Kạn đặc biệt quan tâm.
Báo Diễn đàn doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Tiến Cương, Phó Giám đốc Sở Lao động - TB&XH tỉnh Bắc Kạn xung quanh nội dung này.
- Thời gian qua, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt những kết quả ra sao, thưa ông?
Thứ nhất, việc sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tỉnh được thực hiện theo hướng tinh giảm đầu mối, chú trọng đào tạo chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Thứ hai, công tác dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao được tỉnh quan tâm chỉ đạo, nhất là các ngành nghề thuộc lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Thứ ba, công tác kiểm định chất lượng đào tạo đươc tăng cường triển khai tại các cơ sở GDNN của tỉnh. Cùng với đó, việc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo trong các cơ sở GDNN được các trường triển khai theo quy định của Luật GDNN...
Cùng với đó, việc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo trong các cơ sở GDNN được các trường triển khai theo quy định của Luật GDNN; công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được quan tâm; việc hợp tác, liên kết đào tạo trong lĩnh vực GDNN được đẩy mạnh...
- Ông đánh giá thế nào về sự liên kết, hợp tác với doanh nghiệp Bắc Kạn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực?
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH, tỉnh đã chỉ đạo Trường Cao đẳng Bắc Kạn thực hiện theo hướng gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững, giúp giải quyết việc làm ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp...
Bên cạnh đó, các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh việc gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng đào tạo nghề ở các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản, các dự án chuyển đổi sản xuất, đào tạo nghề cho lao động trong các hợp tác xã, trang trại; đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài...
- Theo ông, đâu là thuận lợi và khó khăn của Bắc Kạn trong đào tạo nhân lực?
Hiện, một số doanh nghiệp ký kết hợp tác đào tạo với Trường CĐ Bắc Kạn đều có tiềm lực lớn, nên hầu hết học sinh, sinh viên đi làm việc đều được sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, công việc ổn định và được trả lương khá cao, trung bình 8-10 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, công tác liên kết doanh nghiệp đào tạo, giải quyết việc làm của tỉnh cũng gặp không ít khó khăn. Với nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm của các doanh nghiệp hợp tác khoảng trên 500 lao động, nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 50%.
Việc phối hợp với doanh nghiệp chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu là hợp tác giới thiệu việc làm cho sinh viên theo nhu cầu của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hợp tác theo hình thức đặt hàng đào tạo còn ít, chủ yếu là đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng hệ ngắn hạn, chưa có nhiều doanh nghiệp đặt hàng đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp.
- Xin cảm ơn ông!