Liên kết du lịch vùng Đông Nam Bộ, hướng đến phát triển “công nghiệp không khói”

DUY CHÍ 12/11/2020 11:00

Đặt nền móng cho nghành du lịch phát triển với quy mô công nghiệp và vận hành theo chuỗi, thích ứng với điều kiện “bình thường mới”, là kỳ vọng của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Từ chuyện mạnh ai nấy làm du lịch

Dù đã tổ chức thành công nhiều hội nghị mang tầm vóc quốc tế, suốt nhiều năm liền, nhưng trên bản đồ du lịch và chương trình tour lớn của các hãng lữ hành thì Bình Dương thường là nơi xuất phát các đoàn đi nhiều hơn là nơi đến của các tour. Kinh nghiệm có, Bình Dương  cũng không thiếu  hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch hay nhân lực vì đã có Trung tâm Hội nghị triển lãm; Hệ thống khách sạn quốc tế tiêu chuẩn 3 đến 5 sao Became Hotel, The Mira; Trường Đại học Quốc tế Việt Đức, Miền Đông; Khu du lịch văn hóa thể thao Đại Nam – Khu du lịch tư nhân tầm cỡ khu vực...

Công viên Văn hóa Thanh Lễ, điểm đến du lịch của Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Công viên Văn hóa Thanh Lễ, điểm đến du lịch của Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Nêu vấn đề này, ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, không riêng gì Bình Dương mà hầu khắp các tỉnh thành mỗi nơi làm du lịch một kiểu dẫn đến tiềm năng du lịch không được phát huy, mặt bằng du lịch phát triển không đồng đều, thiếu ổn định.

Trong khi đó, sự phát triển năng động của Vùng vẫn tạo được sự quan tâm, chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước. Ông Trần Đức Hải, nguyên giám đốc Chi nhánh Vietravel tại Campuchia nói: Một số bạn trẻ có kiến thức công nghệ, yêu mến kinh doanh du lịch, vốn ít, đã khởi nghiệp bằng kinh doanh du lịch online đã chiếm lĩnh các thị trường “ngách” mà các tour, các hãng lữu hành bỏ qua vì ít khách. Ban đầu thấy mô hình du lịch online phát huy hiệu quả. Nhưng từ khi dịch bệnh Covid bùng phát, loại hình này cũng dừng luôn.

Tuy đi sau, nhưng đã nhìn thấy thực trạng chung và không muốn rơi vào lối mòn hiện tại, Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã thực hiện quy hoạch cùng với xây dựng chiến lược phát triển du lịch nhằm phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Ông Đỗ Minh Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Bình Phước cho hay tránh tình trạng phát triển nhỏ lẽ, thiếu bền vững, tỉnh Bình Phước tập trung mời gọi các đầu tư giàu tiềm năng, năng lực để khai thác, phát triển ngành du lịch xứng tầm giá trị và các lợi thế, tiềm năng đã được quy hoạch.

Định hình nền Công nghiệp Du lịch

Sau quá trình tập trung thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ đã kiến tạo được hệ thống hạ tầng giao thông khá tốt, đồng thời đã tích lũy được vốn liếng, kinh nghiệm để tiếp tục thu hút, phát triển Ngành công nghiệp không khói. Bởi vì mỗi tỉnh, thành đều có những thế mạnh riêng như: Thành phố Hồ Chí Minh mạnh về tiềm lực khoa học công nghệ với biểu tượng tòa nhà LankMart; Tây Ninh có thắng cảnh núi Bà Đen, Di tích lịch sử Trung ương Cục Miền Nam R; Bình Phước có Khu di tích Núi Bà Rá; Sóc BomBo cùng các cặp cửa khẩu giao thông quốc tế; Bình Dương có Làng nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài; Đồng Nai có thế mạng kết hợp giữa ẩm thực với các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng; Bà Rịa – Vũng Tàu có thế mạnh du lịch biển, đảo...

MỘt góc Công viên Văn hóa Thanh Lễ.

Một góc Công viên Văn hóa Thanh Lễ.

Từ các tiềm năng lợi thế sẵn có, lãnh đạo 6 tỉnh thành Vùng Đông Nam Bộ thống nhất ký kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2020 -2025 lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm hình thành 3 tuyến du lịch kết nối gồm: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Bình Dương, chủ đề: “Sắc Xuân Ngày Mới”, “Ching Phục Nóc Nhà Nam Bộ”;  Tuyến Thánh phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bình Phước chủ đề “Tình Đất Đỏ Miền Đông”; Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu, chủ đề: “Thiên Nhiện Xanh Mát – Sắc Biển Hòa Ca”. Các tour đều khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh với hành trình 2 ngày 1 đêm với mức chi phí mềm được đánh giá hết sức phù hợp.

Dù vậy, đây cũng mới chỉ là bước đầu định hình mạng lưới nền cho ngành công nghiệp không khói vùng lan rộng. Việc sản phẩm liên kết du lịch phát triển nhanh, đúng tầm, theo bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, vẫn cần đẩy mạnh kết nối giao thông giữa các tỉnh và vùng.  Dĩ nhiên đây cũng là mục tiêu tương lai và có tính hỗ trợ cho mọi ngành của vùng, không riêng gì du lịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh làm mới du lịch bằng nhiều sản phẩm độc đáo

    Quảng Ninh làm mới du lịch bằng nhiều sản phẩm độc đáo

    19:15, 11/11/2020

  • Phú Quốc mùa đẹp nhất trong năm, các cặp đôi tìm về đảo ngọc du lịch cưới

    Phú Quốc mùa đẹp nhất trong năm, các cặp đôi tìm về đảo ngọc du lịch cưới

    09:42, 11/11/2020

  • Ngành du lịch thất thu 23 tỷ USD trong năm 2020

    Ngành du lịch thất thu 23 tỷ USD trong năm 2020

    16:48, 09/11/2020

  • Vietjet đồng hành cùng chương trình du lịch thực tế 4.0 đầu tiên tại Việt Nam 

    Vietjet đồng hành cùng chương trình du lịch thực tế 4.0 đầu tiên tại Việt Nam 

    10:31, 09/11/2020

DUY CHÍ