Cao Bằng: Đổi thay nơi vùng đất Viễn Tây - Bảo Lạc

NGUYỄN TUẤN 25/12/2020 10:57

Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, Bảo Lạc đã vượt lên, tận dụng tốt lợi thế, tạo ra những bước phát triển mới.

Ở vùng đất phía Tây của tỉnh Cao Bằng, Bảo Lạc được biết đến là huyện nằm cách xa trung tâm, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, Bảo Lạc đã vượt lên, tận dụng tốt lợi thế, tạo ra những bước phát triển mới. 

 Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc

Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc

Điều cảm nhận đầu tiên khi đến với vùng đất Bảo Lạc giờ đây là các công trình hạ tầng, đặc biệt là giao thông đang từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng ngày một khang trang, việc đi lại, giao lưu hàng hóa của người dân đã dể dàng hơn.

Hạ tầng đi trước

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc – Nguyễn Ích Chánh chia sẻ: Bảo Lạc là huyện nằm cách xa trung tâm, việc đi lại giao lưu phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, do có những địa bàn xã cách xa trung tâm huyện đến vài chục km đường đèo núi, nhiều khi các phương tiện cơ giới không thể đi lại được, nên việc làm ăn phát triển kinh tế gặp trở ngại lớn.

Để người dân thay đổi cách nghĩ cách làm ăn mới, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kỳ (2015 -2020) của huyện Bảo Lạc đã đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển hạ tầng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đi trước, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển.

Huyện đã tận dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước như các nguồn vốn tỉnh, huyện, vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng.

Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế hàng năm các công trình cần đầu tự trên địa bàn là rất lớn, không thể đáp ứng được hết. Nên bất kể công trình nào trước khi quyết định đầu tư dù lớn, dù nhỏ cũng phải xuất phát từ nhu cầu của người dân.

Tiến độ, chất lượng công trình cũng được đặc biệt quan tâm, từ khâu lựa chọn nhà thầu đến triển khai thi công đều được thực hiện đúng quy trình. Huyện cũng tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, để công trình thi công đảm bảo được các yêu cầu theo quy định.

Các công trình xây dựng đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân, được bà con đồng tình ủng hộ. Không ít công trình được bà con tự nguyện hiến đất và đóng góp ngày công lao động. Mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn của Bảo Lạc đến nay, đã có trên 80% các tuyến đường ôtô tải nhẹ đi lại được. Công tác quy hoạch giao thông vận tải của huyện cũng được quan tâm quy hoạch xây dựng theo lộ trình và thường xuyên rà soát, bổ xung, điều chỉnh cục bộ để đầu tư phù hợp với nhu cầu phát triển.

Đến năm 2020, Bảo Lạc có trên 1.290 km đường giao thông. Binh quân mỗi năm mạng lưới giao thông nông thôn của huyện mở mới được 25 km; xây dựng 5 cầu dân sinh; 100% các xã đã có đường ôtô đến trung tâm đi được trong 4 mùa; 95% đường đến thôn, xóm, liên thôn xóm, liên xã xe máy đi lại được.

 Cây Trúc sào là cây thế mạnh phát triển kinh tế của huyện

Cây Trúc sào là cây thế mạnh phát triển kinh tế của huyện

Kinh tế gắn với lợi thế

Các công trình hạ tầng phát triển, việc đi lại làm ăn kinh tế của người dân dễ dàng hơn. Phải kể đến Cốc Pàng, là xã có thế mạnh trồng cây hồi, cây sắn, kể từ khi có đường giao thông, việc thu hoạch cũng như tiêu thụ bà con thuận lợi hơn nhiều. Người dân cũng tự sắm phương tiện oto chuyên chở, đầu ra tiêu thụ ổn định, giá trị sản phẩm nâng lên, thu nhập của bà con vì thế cải thiện đáng kể.

Huyện đã chủ động tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), mạnh dạn chuyển đổi nhiều cây trồng nâng cao năng suất, chất lượng như: cây ngô, cây lúa. Duy trì và sản xuất cây đậu đỗ, cây sắn… Cùng với đó, Huyện hình thành các vùng sản xuất sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao như: cây mận máu, cây lê, dâu tằm, nếp hương.

Với lợi thế kinh tế đồi rừng, huyện đã chú trọng phát triển vùng nguyên liệu, cây dược liệu có giá trị kinh tế như: cấy trúc sào, hồi, quế. Đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 1.760 ha cây hồi, 160 ha cây quế, hơn 1.892 ha cây trúc sào, tạo ra khối lượng hàng hóa khá lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, toàn huyện đạt 152 tiêu chí nông thôn mới.

Với lợi thế phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, những năm qua, huyện đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các lĩnh vực này phát triển. Nhờ đó, thượng mại, dịch vụ tiếp túc tăng trưởng cao. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng năm tăng từ 22,4 tỷ năm 2015, lên 35,9 tỷ năm 2019. Để dịch vụ, du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế, huyện đã xây dựng hạ tầng tại mốc Thiên Quang, xã Cô Ba, để hợp tác với huyện Nà Po, Quảng Tây, Trung Quốc khai thác du lịch du thuyền mạo hiểm trên sông Gâm. Cùng với quy hoạch du lịch sinh thái gắn với bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

  • Cao Bằng nỗ lực nâng cao PCI

    Cao Bằng nỗ lực nâng cao PCI

    16:46, 02/12/2020

  • Gần 21.000 tỷ đồng cho dự án nối liền Lạng Sơn - Cao Bằng

    Gần 21.000 tỷ đồng cho dự án nối liền Lạng Sơn - Cao Bằng

    16:55, 03/10/2020

  • 70 năm chiến thắng biên giới và giải phóng Cao Bằng: Những dấu ấn kinh tế đáng ghi nhận

    70 năm chiến thắng biên giới và giải phóng Cao Bằng: Những dấu ấn kinh tế đáng ghi nhận

    15:07, 01/10/2020

NGUYỄN TUẤN