Long An: Chủ động nguồn nguyên liệu vải, khép kín chuỗi giá trị dệt may

L.MỸ 01/02/2021 12:13

Bị động trong đầu vào sản xuất hoặc chỉ "gia công một chặng" khiến dệt may tuy là ngành xuất khẩu tỷ đô, nhưng giá trị gia tăng còn thấp. Long An đã khắc phục vấn đề này...

Năm 2020, cơn lốc COVID-19 đã tác động đến nhiều ngành nghề trong đó có dệt may và da giày. Tuy nhiên, dệt may của Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để khắc phục sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu và linh hoạt chuyển đổi sản phẩm, gia tăng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu chống dịch như áo quần bảo hộ, khẩu trang, nhờ đó vẫn tiếp tục giữ vững được kim ngạch tích cực tại những thị trường lớn như Mỹ.

Sau khi bị trì hoãn bởi dịch bệnh ở giai đoạn 2, các chuyên gia Đức đã đến Việt Nam để chuyển giao công nghệ công nghệ, hoàn thành lắp đặt nhà máy Dệt -Nhuộm- Hoàn tất Trung Quy

Sau khi bị trì hoãn bởi dịch bệnh ở giai đoạn 2, các chuyên gia Đức đã đến Việt Nam để chuyển giao công nghệ công nghệ, hoàn thành lắp đặt nhà máy Dệt -Nhuộm- Hoàn tất Trung Quy.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng về dài hạn, vấn đề lớn của dệt may vẫn là chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng các tiêu chuẩn và hàm lượng xuất xứ của các Hiệp định Thương mại tự do, đồng thời chủ động trong các quy trình sản xuất - cung ứng khép kín. Đây sẽ là chìa khóa để Dệt May Việt Nam được hưởng lợi lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như gần nhất là EVFTA. 

Cùng với đó, việc chủ động nguyên liệu, sản xuất khép kín cũng là then chốt để tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng các nhu cầu đặc biệt như nhu cầu khẩu trang trước làn sóng COVID-19 với biến thể mới vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia và đã bùng phát trở lại ở Việt Nam. 

Long An, trong vị thế của địa phương có hạ tầng kết nối tốt với TP HCM, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, có hạ tầng cơ sở liền cảng, đã và đang là địa chỉ lựa chọn đầu tư của nhiều doanh nghiệp Dệt May lớn. Đặc biệt khi TP HCM có chính sách cơ cấu lại tỷ trọng kinh tế, tăng thương mại dịch vụ, giãn bớt các dự án thâm dụng lao động về các khu vực vệ tinh. 

Địa phương này mới đây đã  khánh thành và đưa vào vận hành nhà máy Dệt – Nhuộm – Hoàn tất Trung Quy được tổ chức tại Khu công nghiệp Hải Sơn, huyện Đức Hòa. Đây là nhà máy có quy mô nhà xưởng 10.000 m2, với tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng, năng lực sản xuất lên đến  2 triệu mét vải/năm. Được chia làm hai giai đoạn  xây dựng: Giai đoạn thứ nhất năm 2017 bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng xưởng Dệt và hoàn thành ra sản phẩm trong năm 2018; Giai đoạn thứ hai năm 2019, tiếp tục cho xây dựng nhà máy Nhuộm- Hoàn tất và dự định hoàn thành vào đầu năm 2020. Nhưng dịch bệnh COVID-19 đã khiến dự án phải hoãn lại. Đến tháng 10/2020 chuyên gia Cộng hòa liên bang Đức mới sang trực tiếp chuyển giao công nghệ và  hoàn thành  toàn bộ các hạng mục lắp ráp và vận hành tổng  thể xưởng nhuộm và hoàn tất.

Dần khép kín các chuỗi giá trị sản xuất, các nhà máy như Trung Quy sẽ tạo lợi thế lớn cho hoạt động sản xuất của Long An

Dần khép kín các chuỗi giá trị sản xuất, các nhà máy như Trung Quy sẽ tạo lợi thế lớn cho hoạt động sản xuất của Long An.

Đại diện nhà máy Dệt  - Nhuộm – Hoàn tất Trung Quy cho biết với nhà mấy mới, họ cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn quốc tế.  Nhà máy được đầu tư  công nghệ và thiết bị hoàn toàn mới, hiện đại, trong đó có 50   máy dệt và 10 máy nhuộm theo công nghệ Cộng hòa liên bang Đức giúp tiết kiệm 60-70% nước so với công nghệ cũ, hạn chế ô nhiễm môi trường. Riêng hệ thống vận hành xử lý nước thải của nhà máy đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B, được xử lý bằng hóa chất và công nghệ sinh học, sau đó mới đưa ra hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp để tiếp tục được xử lý. Lĩnh vực  hoàn tất sản phẩm được đầu tư 5 máy gổm : căng kim 10 phòng Brucner của Cộng hòa liên bang Đức, máy comfort, compact làm mềm vải và ổn định độ co rút của ITALIA, máy sấy lưới  không sức căng Kant Của ITALIA , máy đốt long vải, Máy giặt lông xử lý bụi , Cùng với đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, nhà máy Dệt – Nhuộm – Hoàn tất Trung Quy cũng đảm bảo thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn quốc tế như OEKO-TEX, INTERTEK, U.S COTTON PROTOCOL, ISO 9001, FDA và CE cho lĩnh vực khẩu trang vải kháng khuẩn, và sắp tới đây là OCS.

Theo các chuyên gia trong ngành dệt may, hiện sản xuất vải trong nước chỉ đáp ứng 20 – 30% nhu cầu của doanh nghiệp may. Qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi, với sự đứt gãy của chuỗi nguyên liệu, cho thấy nguy cơ rủi ro rất lớn khi Dệt may đang phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. Điều này còn ảnh hưởng đến khả năng tận dụng các lợi thế thuế quan của Dệt may Việt Nam khi các FTA thế hệ mới có các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Với năng lực hoạt động của nhà máy mới không chỉ là bước phát triển mới của Công ty Trung Quy mà còn là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Long An, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước khép kín chuỗi giá trị Dệt may, đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế, trong điều kiện dịch COVID- 19 vẫn diễn biến phức tạp, nguồn cung nguyên liệu dệt may còn có những khó khăn nhất định.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao ngành dệt may đặt mục tiêu cho 2021 tương đương năm 2019?

    Vì sao ngành dệt may đặt mục tiêu cho 2021 tương đương năm 2019?

    04:00, 27/01/2021

  • Hai kịch bản cho xuất khẩu dệt may năm 2021

    Hai kịch bản cho xuất khẩu dệt may năm 2021

    04:00, 04/01/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ngành dệt may, da giày nỗ lực phấn đấu tăng trưởng nhanh

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ngành dệt may, da giày nỗ lực phấn đấu tăng trưởng nhanh

    19:42, 23/12/2020

  • Dự báo xuất khẩu dệt may sẽ

    Dự báo xuất khẩu dệt may sẽ "về đích" 34 tỷ USD

    04:15, 30/11/2020

L.MỸ