Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng kêu trời vì phí vận chuyển tăng cao

TUẤN VỸ 01/06/2021 13:35

Chi phí logictics liên tục tăng khiến doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại TP. Đà Nẵng kêu trời vì thiệt hại kép.

Kể từ cuối năm 2020, chi phí vận chuyển logictics tăng cao khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu “đau đầu” vì đối tác giãn đơn hàng. Ngoại việc chống chọi với dịch COVID-19, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện lại phải “gồng mình” chống chịu với cơn sốt tăng phí vận chuyển, đặc biệt là hàng hóa đi EU và Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Chế biên - Kinh doanh - XNK Hương Quế cho biết, với đối tác nhập khẩu từ Đức, chi phí logistics 1 container hàng từ Đà Nẵng đi Đức đã leo thang tăng đến 700%. Theo đó, mức phí vận chuyển từ 1.000 USD đã lên đến 7.000 USD chỉ trong vòng hơn 7 tháng qua.

"Chi phí quá cao nên trong mấy tháng qua đối tác tạm dừng, giãn đơn hàng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp song song với dịch COVID-19", ông Sơn thông tin.

Việc thiếu container vận chuyển hàng hóa đã khiến chi phí vận chuyển leo thang suốt một thời gian dài.

Việc thiếu container vận chuyển hàng hóa đã khiến chi phí vận chuyển leo thang suốt một thời gian dài.

Cũng là một doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đến thị trường EU, ông Huỳnh Trinh – Giám đốc Công ty CP Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng cho rằng, tình hình vận chuyển hàng hóa từ Đà Nẵng đến các nước EU rất khó khăn. Việc tăng cước phí vận chuyển gấp nhiều lần đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp xuất khẩu suốt một thời gian dài, làm giảm doanh số tiêu thụ của Công ty.

"Không có container hàng, đơn hàng phải giãn tiến độ.Khách hàng cũng thông cảm nhưng chỉ trễ ở mức độ vừa phải, nếu kéo dài sẽ khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp", ông Huỳnh Trinh nói.

Không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu, mà doanh nghiệp nhập khẩu cũng đang chịu áp lực của việc chi phí vận chuyển leo thang. Việc đón được mỗi container hàng về đến công xưởng cũng là một bài toán khó đối với doanh nghiệp.

Ông Hà Ngọc Thống – Giám đốc Nhà máy giấy bao bì Tân Long cho biết hiện công ty đang chịu mức giá nhập nguyên liệu đầu vào (từ Hoa Kỳ) ở mức cao ngất ngưỡng. Theo người này, nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí vận chuyển xuất phát từ việc thiếu container chưa hàng.

"Thời điểm cuối năm 2020, chi phí logistics cao là do khủng hoảng thiếu container vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến các thị trường của thế giới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thị trường Trung Quốc đã ổn, nhưng các hãng vận chuyển lại không có ý định giảm , do đó mức phí vận chuyển vẫn treo lơ lửng trên cao khiến doanh nghiệp lao đao", ông Thống nói.

Để giảm đến mức tối đa việc phải tăng giá thành sản phẩm đầu cuối gây khó khăn cho thị trường tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp đã đàm phán và chia sẻ một phần gánh nặng chi phí vận chuyển với đối tác. Theo đó, mỗi bên sẽ chấp nhận giảm một số chi phí để đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa ổn định.

Đến thời điểm hiện tại, vấn đề thùng hàng được giải quyết thì phía đơn vị vận chuyển hại không hạ giá thành khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Đến thời điểm hiện tại, vấn đề thùng hàng được giải quyết thì phía đơn vị vận chuyển hại không hạ giá thành khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu "méo mặt".

Tương tự, các công ty nhập khẩu Việt Nam tại Đà Nẵng cũng đang cố gắng điều chỉnh mức giá sản phẩm tăng thấp nhất để cân bằng lợi ích cả 3 bên đơn vị cung ứng nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đơn vị tiêu thụ sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp còn xây dựng các phương án  hỗ trợ thêm cho phía đối tác.

"Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, buộc giá sản phẩm đầu ra phải tăng, nhưng chúng tôi cố gắng mức tăng hợp lý nhất có thể. Ví dụ như giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào của chúng tôi tăng 30%, thì giá thành sản phẩm đầu ra sẽ tăng khoảng 10%. Mỗi công ty đều chịu giảm một phần lợi nhuận. Ngoài ra, công ty cũng cố gắng tiết giảm đến mức tối đa các chi phí phát sinh trong sản xuất", ông Hà Ngọc Thống nói thêm.

Bên cạnh việc hỗ trợ, đàm phán để cùng chia sẻ gánh nặng chi phí vận chuyển, một số doanh nghiệp cũng hướng đến tìm kiếm thêm thị trường mới, đối tác mới để có thể gia tăng thêm đơn hàng. Đồng thời,thông qua đó chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực đến khi hoạt động vận chuyển ổn định sẽ có thêm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa để bù đắp doanh thu. Cố gắng duy trì được đà tăng trưởng như hiện tại cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát cũng như chờ lúc "cơn sốt" vận chuyển hạ nhiệt.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần chiến lược tổng thể cho logictics Việt Nam

    Cần chiến lược tổng thể cho logictics Việt Nam

    11:00, 08/01/2021

  • Cơ chế nào để phát triển logictics miền Trung?

    Cơ chế nào để phát triển logictics miền Trung?

    06:25, 07/09/2020

  • "Măng non” cho ngành Logictics Việt Nam

    02:52, 26/11/2018

  • Chi phí logictics là rào cản lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    Chi phí logictics là rào cản lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    04:10, 29/12/2018

TUẤN VỸ