Đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm
Sở LĐ-TBXH Điện Biên đã thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề, nhóm tuổi, trình độ đào tạo...
Làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, đổi mới phương pháp đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm, những năm qua, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên đã giới thiệu việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động mỗi năm.
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) Điện Biên chia sẻ: Ở địa bàn miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Trình độ nhận thức người dân chưa đồng đều, việc làm ăn kinh tế vẫn theo những kinh nghiệm cũ, lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đào tạo nghề sát nhu cầu
Để thay đổi nhận thức cho người dân trong làm ăn phát triển kinh tế, những năm qua công tác đào tạo nghề được tỉnh quan tâm, thực hiện có hiệu quả.
Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 54.000 lượt người được hỗ trợ học nghề, trong đó có khoảng 41.000 lượt người có việc làm ổn định.
Các địa phương cũng đã thí điểm thành công nhiều mô hình đạo tạo nghề ngắn hạn đạt hiệu quả như: kỹ thuật trồng và chế biến nấm, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa xe máy, trồng ngô, lúa, chăn nuôi gia súc... mang lại hiệu quả kinh tế. Người dân dần thay đổi nhận thức trong học nghề, giúp họ có cơ hội tìm việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Kết quả 6 tháng 2021 đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.475 LĐ, đạt 50.85% KH năm, tăng 3,58% so với cùng kỳ.
Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
Nhưng khi nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn chưa nhiều, để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, tỉnh Điện Biên tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp vào tuyển dụng, Sở Lao động - Thương binh và xã hội còn trực tiếp đi liên hệ các doanh nghiệp đang cần tuyển dụng lao động ở các tỉnh ngoài.
Qua đó, nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, để có định hướng đào tạo, giới thiệu việc làm phù hợp. Để thu hút LĐ đi làm việc ở các doanh nghiệp, ngoài mức lương hàng tháng, các chế độ theo quy định như: BHXH, BHYT... cũng được Sở Lao động - Thương binh và xã hội Điện Biên quan tâm, nhằm tạo niềm tin, giữ chân người lao động làm việc lâu dài.
Về phía người lao động cũng phải đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ở những địa bàn miền núi khó khăn, trình độ nhận thức, phong tục tập quản, tác phong làm việc tự do đang là những hạn chế khi người lao động tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp.
Sở Lao động - Thương binh và xã hội Điện Biên đã thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề, nhóm tuổi, trình độ đào tạo...., Sau đó, căn cứ vào trình độ năng lực, tay nghề của từng đối tượng lao động, cũng như điều kiện văn hóa vùng miền để, để giới thiệu việc làm phù hợp.
Có thể bạn quan tâm