Hải Phòng di chuyển hoạt động Cảng cá Cát Bà để phát triển du lịch

MINH HUỆ 10/11/2021 01:38

UBND TP Hải Phòng vừa có Thông báo số 500/TB-UBND về việc điều chuyển hoạt động Cảng cá Cát Bà sang Cảng cá và Khu dịch vụ hậu cần thủy sản Trân Châu để phát triển du lịch.

Theo đó, kể từ ngày 10/11/2021 chuyển toàn bộ hoạt động dịch vụ hậu cần thủy sản từ Cảng cá Cát Bà tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải sang Cảng cá và Khu dịch vụ hậu cần thủy sản Trân Châu tại xã Trân Châu, huyện Cát Hải. UBND TP Hải Phòng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp cùng Bộ Chỉ huy BĐBP, UBND huyện Cát Hải thông báo cho các tổ chức, cá nhân tại Cảng cá Cát Bà biết và thực hiện theo quy định. Đồng thời, tổ chức thực hiện quản lý hoạt động Cảng cá và Khu dịch vụ hậu cần thủy sản Trân Châu theo quy định.

Từ ngày 10/11/2021, chuyển hoạt động Cảng cá Cát Bà sang Cảng cá và Khu dịch vụ hậu cần thủy sản Trân Châu

Từ ngày 10/11/2021, chuyển hoạt động Cảng cá Cát Bà sang Cảng cá và Khu dịch vụ hậu cần thủy sản Trân Châu

Theo ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có mục tiêu phát triển Hải Phòng sẽ là một trong những trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cầu nghề cá của cả khu vực phía Bắc; phát triển Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế. Để cụ thể hóa Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị, thành phố đang tập trung nghiên cứu, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong đó định hướng phát triển đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cát Bà và huyện Thủy Nguyên thành 3 Trung tâm nghề cá lớn.

 Đặc biệt, TP Hải Phòng đã đầu tư xây dựng Cảng cá Trân Châu tại đảo Cát Bà với quy mô 24.000 tấn/năm để phục vụ cho việc di chuyển Cảng cá Cát Bà, trả lại cảnh quan cho phát triển du lịch. Đồng thời để đảm bảo cảnh quan, môi trường. Sau đó, thành phố sẽ phá dỡ việc nuôi cá trên các lồng bè, để trả lại môi trường cho phát triển du lịch. Đặc biệt, TP Hải Phòng và tập đoàn Sungroup đã hoàn thành xây dựng hệ thống cáp treo vượt biển cao trên 200 mét để kết nối giữa đảo Cát Hải với các điểm du lịch trên đảo Cát Bà, phuc vụ cho phát triển du lịch.

Cát Bà đẹp như bức tranh tạo tác bởi thiên nhiên

Cát Bà đẹp như bức tranh tạo tác bởi thiên nhiên

Trước đó, thực hiện Quyết định số 887/QĐ-TTg ngày 17/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND TP Hải Phòng đã xây dựng Kế hoạch chuyển hoạt động dịch vụ cảng cá và hậu cần thủy sản từ Cảng cá Cát Bà về Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần thủy sản Trân Châu.

Được biết, việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 Trung tâm dịch vụ hậu cần, phát triển thủy sản Trân Châu. Ban Quản lý dự án các công trình NN&PTNT đã phối hợp cùng Ban Quản lý cảng cá, bến cá và đơn vị tư vấn đã tổ chức lấy ý kiến tham gia của 17 tổ chức, cá nhân tại Cảng cá Cát Bà có nhu cầu chuyển về Cảng cá Trân Châu bằng hình thức lấy phiếu xin ý kiến theo quy định. Kết quả cho thấy, về cơ bản các tổ chức, cá nhân đều nhất trí với nội dung phương án quy hoạch như sau: Trung tâm dịch vụ hậu cần, phát triển thủy sản Trân Châu, Cát Bà có tổng diện tích 32,74 ha, được bổ sung các chức năng như bãi đỗ xe, khu thu gom, tập kết rác thải; dịch vụ nghề cá, trạm kiểm ngư, trạm kiểm nghiệm chất lượng thủy sản, khu tâm linh, xưởng ngư lưới cụ, kho chứa vật tư ngư yếu cụ. Một số lô đất sẽ được điều chỉnh chức năng sử dụng, cụ thể: lô 7A có chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm chuyển sang xưởng và kho vật tư ngư yếu cụ, khu sản xuất, chế biến thủy sản. Lô 7A từ cung cấp lương thực, thực phẩm sang sản xuất chế biến thủy sản... Khu phụ trợ của Trung tâm dịch vụ hậu cần, phát triển thủy sản Trân Châu có diện tích 6,69 ha; lô 17,18 được điều chỉnh thành 1 lô số 16 và bổ sung chức năng là bến cảng vật liệu. Việc điều chỉnh, bổ sung trên không làm ảnh hưởng hay phát sinh hạ tầng, cấp điện, nước đã đầu tư.

Hải Phòng sẽ là một trong những trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cầu nghề cá của cả khu vực phía Bắc

Hải Phòng sẽ là một trong những trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cầu nghề cá của cả khu vực phía Bắc

Được biết, theo quyết định phê duyệt đầu tư của UBND TP Hải Phòng Dự án hậu cần, phát triển thủy sản Trân Châu tại đảo Cát Bà (huyện Cát Hải) có quy mô lớn với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng. Trong đó xây dựng 3 cầu tàu bằng bê tông cốt thép, 2 cầu tầu (1 A, 1 B) dài 100 m và 1 cầu tàu (1C) dài 120 m vuông góc với kè kết hợp cầu tàu hiện có; xây dựng tuyến đê chắn sóng dài 190 m; xây dựng 2 nhà tiếp nhận, phân loại, sơ chế thủy sản rộng hơn 1.000 m2 và nạo vét khoảng 600.000 m3 bùn thải ở luồng tàu, khu quay vòng và tránh trú bão. UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư thực hiện dự án.

Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng cá Trân Châu sau khi được đầu tư, nâng cấp sẽ tiếp nhận 240 lượt tàu/ngày (tàu công suất đến 600 CV); thu hút 24.000 tấn thủy sản qua cảng/năm. Quan trọng hơn cả là hoàn thiện kết cấu hạ tầng cảng cá Trân Châu hiện có để sớm tiếp nhận tàu, thuyền của bà con ngư dân khai thác thủy sản từ cảng cá Cát Bà và tàu thuyền của bà con ngư dân các địa phương khác vào hoạt động ổn định.

Cát Bà chuẩn bị tháo dỡ lồng bè để trả lại môi trường cho thiên nhiên, tạo sức hút cho du lịch phát triển

Cát Bà chuẩn bị tháo dỡ lồng bè để trả lại môi trường cho thiên nhiên, tạo sức hút cho du lịch phát triển

Theo QĐ phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch các cảng cá khu vực đảo Cát Bà đã được phê duyệt tại Phụ lục IIIa, Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg, cảng cá Cát Bà là cảng loại I, quy mô năng lực (số lượng ngày/cỡ tàu lớn nhất) 120 lượt/600 CV, lượng thủy sản qua cảng 1.500 T/năm; còn theo nội dung điều chỉnh, cảng cá Cát Bà không còn trong quy hoạch.

Theo quyết định điều chỉnh, cảng cá Trân Châu vẫn giữ nguyên cảng loại II nhưng quy mô năng lực (số lượng ngày/cỡ tàu lớn nhất) tăng từ 120 lượt/600CV lên 240 lượt/600CV, lượng thủy sản qua cảng tăng từ 9.000 tấn/năm lên 24.000 tấn/năm.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Nguyên sơ làng Việt Hải, Cát Bà

    Hải Phòng: Nguyên sơ làng Việt Hải, Cát Bà

    11:25, 27/10/2021

  • Đánh giá hồ sơ đề cử Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới

    Đánh giá hồ sơ đề cử Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới

    08:51, 10/10/2021

  • Hải Phòng: hoàn thành tuyến đường

    Hải Phòng: hoàn thành tuyến đường "xanh" xuyên đảo Cát Bà

    11:22, 04/10/2021

  • Cát Bà không chỉ là top vườn quốc gia phải tới 

    Cát Bà không chỉ là top vườn quốc gia phải tới 

    12:32, 30/09/2021

MINH HUỆ