Doanh nghiệp FDI đầu tư nguồn nước sạch vào Tây Nguyên

HÀ PHƯƠNG 23/03/2022 03:50

Ngoài sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp FDI đã đầu tư và hỗ trợ ngành nông nghiệp VN hướng tới tiết kiệm sử dụng nước bền vững nhất là ở những địa bàn khan hiếm nước ngọt như Tây Nguyên

Lan toả chiến lược phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp

Dự án Nescafé Plan do Nestlé Việt Nam triển khai giúp giảm lượng nước trong canh tác cà phê

Dự án Nescafé Plan do Nestlé Việt Nam triển khai giúp giảm lượng nước trong canh tác cà phê

Giúpcộng đồng sử dụng nước hiệu quả

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc, ngành nông nghiệp sử dụng 69% tổng lượng tiêu thụ nước ngọt toàn cầu, chủ yếu cho tưới tiêu; công nghiệp (bao gồm sản xuất điện và năng lượng) chiếm 19%; nước cho sinh hoạt chiếm 12%. Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu thực phẩm tăng cao đòi hỏi đẩy mạnh sản xuất thực phẩm, biến đổi khí hậu cùng một số yếu tố khác sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt trên thế giới.

Liên tiếp những năm gần đây, cuộc sống của người dân tại Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn, khi hạn hán liên tiếp, sông, suối, hồ đập hầu như cạn kiệt, người dân thiếu nước sinh hoạt cũng như sản xuất. Những rừng cà phê xanh mướt giờ đã giảm hơn trước về diện tích cũng như năng suất vì thiếu nước, đời sống người dân đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Không chỉ Tây Nguyên mà Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) từng được đánh giá là khu vực giàu có về tài nguyên nước, vùng nông nghiệp trù phú bậc nhất cả nước cũng đang đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực và khó đạt được các mục tiêu phát triển bền vững do nguồn nước bị suy giảm cả về lượng và chất.

Tại khu vực Tây Nguyên, điều kiện khan hiếm nước ngọt xảy ra ngày càng thường xuyên, chương trình Nescafé Plan của Nestlé Việt Nam triển khai từ năm 2011 đến nay đã giúp gần 35.000 hộ nông dân giảm 40%-65% lượng nước trong canh tác cà phê mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng. Dự án cũng giúp người nông dân giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu sử dụng, từ đó cải thiện chất lượng đất trồng và hạn chế nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Bên cạnh đó, La Vie đã hỗ trợ kỹ thuật, giúp hai doanh nghiệp đối tác sử dụng nước hiệu quả, với tổng số nước tiết kiệm được dự kiến đạt 20 triệu lít/ năm, bằng cách tái sử dụng nước trong một số khâu, như làm mát máy móc. Hiện La Vie đang hỗ trợ công ty cấp thoát nước Long An (LAWACO) tăng 40% năng suất xử lý nước bề mặt, giảm phụ thuộc vào nước ngầm trong cung cấp nước sinh hoạt.

Đây là một trong các nỗ lực đang được hai thành viên của tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ) tại Việt Nam thực hiện để chung tay cùng cộng đồng quản lý nguồn nước một cách bền vững, nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nước ở cho doanh nghiệp và cộng đồng của các thế hệ tương lai.  

Đầunước sạch  hỗ trợ cộng đồng

Trong nhiều năm qua, các thành viên của Nestle’ VN liên tục mở rộng các chương trình đem nguồn nước sạch và an toàn đến cộng đồng. Mới đây, các thành viên đã hỗ trợ hệ thống thu gom và trữ nước mưa đến các hộ gia đình tại huyện Cần Giuộc, góp phần đem đến nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 120 người. Cần Guộc là một trong những huyện tại Long An chịu ảnh hưởng từ tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt. Vì thế, nhiều hộ dân nơi đây thiếu nước sạch sinh hoạt vào mùa khô.

Trước đó, vào tháng 02/2022, thông qua chương trình “Nước sạch học đường” của Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM,  các thành viên của Tập đoàn vừa trao tặng hệ thống nước uống trực tiếp đến 28 trường học, đem lại nguồn nước an toàn cho gần 10.000 người, tương đương hơn 96% tổng số học sinh, cán bộ nhân viên - giáo viên của huyện Tân Hưng. Đây là một huyện biên giới ở Long An, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình trạng nước nhiễm phèn. Ngoài ra, La Vie đang duy trì các trạm nước uống miễn phí cho cộng đồng và trường đại học gần nhà máy.

Không chỉ dừng lại ở việc chung tay quản lý nguồn nước, tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ) đặt mục tiêu đến năm 2025 góp phần tạo tác động tích cực đến nguồn nước tại những khu vực mà các thành viên trong lĩnh vực nước của Nestlé đang hoạt động.

Theo đó, Nestlé đã công bố kế hoạch đầu tư 120 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 130 triệu USD Mỹ) để thực hiện hơn 100 dự án trên toàn cầu, nhằm đóng góp vào việc tái tạo và phục hồi vòng tuần hoàn nước. Trong đó, nhiều giải pháp dựa trên thiên nhiên được triển khai, như tái trồng rừng để hạn chế xói mòn, phục hồi vùng đất ngập nước nhằm bổ sung nước ngầm,… để hỗ trợ cộng đồng sử dụng nguồn nước sạch và phát triển bền vững

HÀ PHƯƠNG