Thọ Xuân (Thanh Hóa): Vùng đất vàng sẵn sàng đón những dự án đại bàng
Thọ Xuân, với những tiềm năng lợi thế hiện có đang dần khẳng định trở thành địa phương một trong những “tứ sơn” phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.
>>Thọ Xuân – Chiến lược phát triển kinh tế từ khu công nghiệp
>>Thanh Hóa: Xây dựng huyện Thọ Xuân là 1 trong 4 trung tâm kinh tế lớn của tỉnh
Để “Tiếp sức” đường dài cho Thọ Xuân vươn mình, ngày 10/01/2022, Nghị quyết số 10-NQ/TU về về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được ban hành. Mục tiêu trọng tâm mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đề ra là phấn đấu đưa Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030, trở thành một trung tâm động lực quan trọng ở phái Tây của tỉnh, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Trong đó, tập trung phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm kinh tế động lực của huyện Thọ Xuân và của tỉnh dựa trên 3 trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và dịch vụ hàng không.
Điểm nhấn Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao vàng
Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với diện tích 537 ha theo quy hoạch đã được phê duyệt, là một trong 4 cụm công nghiệp động lực của tỉnh Thanh Hoá. Dự án là một quần thể công nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững, hiện đại, năng động, sở hữu vị trí tối quan trọng có mối quan hệ trực tiếp và thuận lợi với các vùng trong tỉnh, liên tỉnh, vùng Tây Bắc và nước bạn Lào. Hiện tại, chủ đầu tư cơ sở hạ tầng của KCN đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện Thọ Xuân để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2024. Đồng thời các bên cũng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh trong Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, bảo đảm tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đến năm 2025 đạt 50% trở lên, năm 2030 đạt 100%. Giai đoạn sau năm 2030, sẽ mở rộng thêm 130ha về phía Tây của KCN hiện hữu.
Thọ Xuân "hút" các nhà đầu tư
Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): Hỗ trợ doanh nghiệp bằng hành động thiết thực
Kết nối nâng tầm Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân
Sân bay Quốc Tế Thọ Xuân được quy hoạch trên diện tích 844 ha, đạt cấp sân bay 4E, công suất ước đạt 5 triệu hành khách và 27.000 tấn hàng hóa/năm, được định hướng là cảng hàng không quốc tế, có chức năng dự bị - thay thế cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Quỹ đất tương lai xung quanh Sân bay Thọ Xuân, hoàn toàn có thể đáp ứng đủ điều kiện để phát triển mô hình “thành phố sân bay” hiện đại, với các dịch vụ hàng không, phi hàng không đầy đủ, đa dạng, phong phú tương tự như các sân bay điển hình trên thế giới.
Bên cạnh đó, Sân bay Thọ Xuân cũng sở hữu vị trí chiến lược, trung tâm Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, một trong “Tứ sơn” kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Quỹ đất tương lai xung quanh Sân bay Thọ Xuân còn rất lớn, hiện đang được quy hoạch các khu công nghiệp vệ tinh xung quanh sân bay, phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá. Khu công nghiệp gần sân bay là khu công nghiệp công nghệ cao, không ảnh hưởng đến môi trường. Thu hút người dân, chuyên gia quốc tế về sinh sống và học tập, làm việc. Đồng thời thu hút đầu tư, trở thành điểm hẹn của những doanh nhân toàn cầu.
Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, sân bay quốc tế Thọ Xuân có thể mang về hàng chục tỷ USD doanh thu từ cước vận tải và các dịch vụ ăn theo. Sau khi đưa vào hoạt động, sẽ trở thành đầu mối kết nối giao thông, vận chuyển hành khách và hàng hóa giá trị cao. Xung quanh sân bay sẽ hình thành tự nhiên các khu dân cư, khu thương mại tài chính, khu chế xuất, khu công viên khoa học kỹ thuật cao… và tạo nên “Thành phố” sân bay quốc tế Thọ Xuân.
Hạ tầng giao thông được đồng bộ hóa
Giai đoạn 2022-2025, huyện sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông lớn. Tuyến đường từ thành phố Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân và tuyến đường từ thị trấn Thọ Xuân đi đô thị Lam Sơn, khởi công vào năm 2020, dự kiến sẽ hoàn thành đi vào khai thác trong năm 2022.
Đường giao thông nối quốc lộ 217 với quốc lộ 45 và quốc lộ 47 kết nối các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân và Triệu Sơn với Cảng hàng không Thọ Xuân cũng đang trong giai đoạn tìm kiếm nhà đầu tư.
Đây được coi là những giải pháp tháo gỡ “ngòi nổ” hạ tầng, cùng với cảng hàng không quốc tế và khu công nghiệp tạo nên thế 3 chân vững chắc thúc đẩy kinh tế Thọ Xuân.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Thọ Xuân cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Điều dễ nhận thấy đó là kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Quy mô kinh tế còn nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu còn ít; công nghiệp, dịch vụ phát triển chưa mạnh. Huy động vốn đầu tư phát triển còn thấp so với nhu cầu; thu ngân sách nhà nước thiếu bền vững; một số dự án triển khai thực hiện chậm; một số quy hoạch trên địa bàn huyện còn bất cập, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, các cụm công nghiệp chậm được đầu tư. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đáng nói, huyện chưa phát huy hết giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa để phát triển du lịch.
Để phát triển huyện Thọ Xuân tương xứng với tiềm năng, các lợi thế, nhất là đưa huyện sớm trở thành thị xã, một hạt nhân của khu vực, tạo động lực phát triển cho cả vùng, thì bên cạnh sức mạnh nội sinh, huyện cần phải có trợ lực đủ mạnh. Đây là khát khao, trăn trở của huyện, cũng chính là sự quan tâm, nhìn ra của tỉnh Thanh Hóa.
Có thể bạn quan tâm
Thanh Hóa: Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và người dân năm 2022
11:42, 01/04/2022
Gặp gỡ Thanh Hóa-Hàn Quốc: Phục hồi và phát triển bền vững
17:49, 24/03/2022
Thanh Hóa phấn đấu trở thành “cực tăng trưởng mới”
19:00, 19/03/2022
Thanh Hóa: Mục tiêu đón 10 triệu lượt du khách du lịch năm 2022
08:53, 19/03/2022