Trở lực với OCOP Quảng Nam
Quang Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhưng việc phát triển chương trình này vẫn còn không ít trở lực.
>>Quảng Nam phát triển “du lịch sâm”
Quảng Nam đặt mục tiêu đến cuối năm 2022, tất cả 18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều sẽ có ít nhất 1 điểm bán hàng OCOP. Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng sẽ hỗ trợ phát triển/nâng cấp 268 sản phẩm đã được công nhận tham gia OCOP và phấn đấu đến cuối năm 2022 có ít nhất 70% số sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên.
Ngoài ra, Quảng Nam sẽ nâng cấp và thành lập mới ít nhất 10 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX) tham gia OCOP. Toàn bộ chủ thể đăng ký tham gia OCOP có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác, đóng gói được nâng cấp đảm bảo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
>>Quảng Nam định hướng phát triển "khu công nghiệp xanh"
>>Quảng Nam: Chính sách kêu gọi đầu tư giúp Vùng Đông "chuyển mình"
Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển OCOP ở Quảng Nam vẫn còn nhiều hạn chế, gặp không ít thách thức.
Theo ông Trần Văn Noa - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam, sở dĩ như vậy do việc rà soát, đăng ký sản phẩm tham gia OCOP ở một số địa phương cấp huyện chưa được đánh giá kỹ, còn nhiều sai sót dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần sau khi sản phẩm OCOP được đưa vào thực hiện năm kế hoạch.
Bên cạnh đó, hộ sản xuất kinh doanh đăng ký tham gia OCOP chiếm tới hơn 43%, nhưng đây là chủ thể không được ưu tiên tham gia OCOP, vì năng lực yếu, quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết, nên khó thích ứng với cơ chế thị trường.
Ngoài ra, nhu cầu cần được tư vấn trong việc nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm tham gia OCOP của các chủ thể là rất lớn. Tuy nhiên, số đơn vị tư vấn trên địa bàn không nhiều, song năng lực còn hạn chế. Trong khi đó, việc kết nối với các đơn vị tư vấn ngoài tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm