Bình Dương: “Lo ngại” chậm giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế!

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 14/05/2022 11:23

Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án hạ tầng giao thông, đang là mối lo ngại ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Bình Dương trong tương lai.

>>>“Nghịch lý” giải ngân vốn đầu tư công

“Lo ngại” chậm giải ngân vốn đầu tư công…

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, nếu chỉ tính riêng lượng vốn đầu tư công phân bổ trong kế hoạch năm 2022, cho các dự án giao thông do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương (Ban QLDA), làm chủ đầu tư thì con số đã lên tới hơn 988,9 tỷ đồng. Số vốn này được phân bổ cho danh mục 9 dự án chuẩn bị đầu tư, 19 dự án đang thực hiện và 4 dự án hoàn thành, đang trong quá trình thực hiện kiểm toán, quyết toán.

Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án hạ tầng giao thông, đang là mối lo ngại ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Bình Dương trong tương lai.

Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án hạ tầng giao thông, đang là mối lo ngại ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Bình Dương trong tương lai. Hình ảnh dự án.

Và theo đánh giá thì tình hình triển khai các dự án giao thông tại Bình Dương hiện gặp nhiều khó khăn, tiến độ giải ngân vốn khá chậm. Cụ thể, tính đến cuối tháng 3/2022, khối lượng thực hiện rất khiêm tốn chỉ ở mức 16,450 tỷ đồng, đạt 1,66% so với kế hoạch; giá trị nghiệm thu, tạm ứng và thanh toán là 16,195 tỷ đồng, đạt 1,645 so với kế hoạch. Theo đó, ước khối lượng thực hiện đủ điều kiện giải ngân đến hết tháng 3/2022 chỉ khoảng 29,968 tỷ đồng, đạt 3,0% so với kế hoạch; khối lượng nghiệm thu, giá trị tạm ứng, thanh toán đạt 24,973 tỷ đồng bằng 2,5% so với kế hoạch. Theo thông tin phóng viên có được thì kết quả giải ngân vốn công tháng 4/2022 của các dự án giao thông tỉnh Bình Dương chưa ghi nhận tiến triển có tính đột phá.

Đáng chú ý, theo báo cáo BQLDA Công trình giao thông Bình Dương thì có tới 19 dự án giao thông thực hiện năm 2022, thế nhưng, phần lớn các đang triển khai ở bước lập hồ sơ thủ tục và đền bù giải phóng mặt bằng. Theo đánh giá, đây là 2 khâu tốn rất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn nên tiến độ giải ngân chưa thể như kỳ vọng. Đơn cử, Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao ngã tư Chợ Đình (TP.Thủ Dầu Một) vẫn đang trong bước cập nhật, chỉnh sửa hồ sơ theo ý kiến thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của Sở GTVT tỉnh Bình Dương và dự kiến sẽ sớm được thẩm định lại.

Dự án thành phần Xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương thuộc Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2). Dự án được khởi công vào 27/12/2021, nhưng hiện tai, UBND thị xã Tân Uyên mới ban hành kế hoạch thu hồi đất, đo đạc, kiểm đếm và thông báo thu hồi đất

Dự án thành phần Xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương thuộc Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2). Dự án được khởi công vào 27/12/2021, nhưng hiện tai, UBND thị xã Tân Uyên mới ban hành kế hoạch thu hồi đất, đo đạc, kiểm đếm và thông báo thu hồi đất.

Về công tác giải phóng mặt bằng, BQLDA Công trình giao thông đang phối hợp với đơn vị quản lý chuyên ngành thoát nước thải và cấp nước, Công ty Điện lực Bình Dương… dự kiến kinh phí, giải pháp di dời và kiến nghị nguồn vốn di dời các hạng mục thoát nước thải, cấp nước, lưới điện. Chỉ khi hoàn tất các khâu này hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi thì Dự án mới được hoàn chỉnh và trình thẩm định. Cũng vì vướng mắc mặt bằng, một dự án khác phải tạm ngừng thi công, trong đó phải kể đến là Dự án thành phần Xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương thuộc Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2). Dự án được khởi công vào 27/12/2021, nhưng hiện tai, UBND thị xã Tân Uyên mới ban hành kế hoạch thu hồi đất, đo đạc, kiểm đếm và thông báo thu hồi đất. Và mặc dù Thị xã tân Uyên đã trình đơn giá bồi thường của dự án, nhưng cũng phải đến Quý II/2022 mới có mặt bằng bàn giao cho nhà thầu triển khai thi công tiếp.

Tiếp đến là Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai có Dự án thành phần- Xây dựng cầu vượt sông Đồng Nai, đơn vị thi công cũng mới thi công cầu tạm và cọc thử trụ T1 phía Bình Dương. Thế nhưng công tác giải phóng mặt bằng phía Bình Dương cũng chỉ đang hoàn thiện lại đơn giá bồi thường khiến các dự án bị chậm tiến độ và không thể giải ngân.

Tương tự 3 dự án vừa nêu trên, một số dự án trọng điểm khác cũng đang khiến các cơ quan hữu trách Bình Dương phải vận hết công lực nhằm gỡ khó về hồ sơ thủ tục và giải phóng mặt bằng hàng loạt các dự án giao thông khác như: Dự án nâng cấp đường ĐT.746 (đoạn từ Cầu Gõ đền bến đò Hiếu Liêm) vừa có kết quả thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi; các dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.748 (đoạn ngã tư Phú Thứ đến vành đai Bắc thị trấn Mỹ Phước); dự án đường ĐT.746 (đoạn từ ngã ba Tân Thành đến nga ba Hội Nghĩa); dự án đường ĐT.741B đều đang giải phóng mặt bằng và xem xét thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự toán và thẩm định an toàn giao thông hoặc hồ sơ bản vẽ thi công- dự toán.

Ngoài các dự án đang kẹt hồ sơ thủ tục, giải phóng mặt bằng thì đối với nhóm các dự án đang thi công ghi nhận khối lượng thực hiện ở các mức độ cao thấp khác nhau. Ví như Dự án Xây dựng đường Thủ Biên- Đất Quốc (giai đoạn 1) khối lượng thi công đạt 96%; Dự án Xây dựng đường từ ngã ba Mười Muội đi nga ba Tân Thành đã hoàn thành các gói thầu số 2,3,4,5,6 và gói thầu số 1 khối lượng thi công đạt 90%; Dự án Xây dựng đường và cầu Kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh khối lượng thi công đạt 74%. Bên cạnh đó, các dự án có khối lượng thi công đạt rất thấp là Dự án Xây dựng đường và cầu Vàm Tư (đạt 2,17%); Hạng mục cải tạo nút giao lộ đường ĐT.747A và đường ĐT.742 thuộc Dự án Nâng cấp, mở rộng ĐT.747A đoạn từ dốc bà Nghĩa đến nga ba Cổng Xanh đạt 27% khối lượng và chủ đầu tư mới nhận bàn giao mặt bằng khoảng 59,8% diện tích đất thu hồi bổ sung.

>>>Đưa vốn đầu tư công vào nền kinh tế thế nào?

… ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế

Hiện, BQLDA Công trình giao thông Bình Dương đang thực hiện 5 dự án giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư gồm: giải phóng mặt bằng đường tạo động lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; đường tạo động lực Mỹ Phước- Bàu Bàng; Thủ Biên- Đất Quốc; Nâng cấp mở rộng đường ĐT.743 (đoạn ngã tư miếu Ông Cù đến nút giao Sóng Thần); bồi thường, hỗ trợ tái định cư đường Mỹ Phước- Tân Vạn. Đây là các dự án chiếm tỷ trọng vốn công lớn trong kế hoạch năm 2022. Nếu không thể tháo gỡ vướng mắc nhanh trong khâu phê duyệt phương án bồi thường, phê duyệt hồ sơ và chi trả tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng thì khả năng rất khó đạt mục tiêu giải ngân năm 2022 đối với các dự án giao thông. 

Dự án Xây dựng đường Thủ Biên- Đất Quốc (giai đoạn 1)

Dự án đường Thủ Biên - Đất Cuốc được UBND tỉnh phê duyệt ngày 31-3-2016. Công trình có chiều dài toàn tuyến 12km, đi qua 2 xã Thường Tân và Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, có 273 hộ và 9 tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án, nhưng đến nay vẫn chưa thể giải ngân.

Theo ông Vương Thế Hùng - Giám đốc BQLDA Công trình giao thông Bình Dương cho biết: Ban đang tập trung nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Giải phóng mặt bằng chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình. Ban đang đề xuất các Trung tâm Phát triển quỹ đất và sở, ngành liên quan đến công tác phê duyệt đơn giá bồi thường đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ. Ban phối hợp Hội đồng Đền bù và các địa phương giải quyết các vướng mắc, tồn tại để sớm có mặt bằng cho nhà thầu thi công.

“Ngay trong Quý II/2022, chúng tôi sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án: giải phóng mặt bằng Đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn Đất Quốc đến khu công nghiệp Mỹ Phước; Dự án thành phần 2 thuộc Dự án Xây dựng mới cầu qua sông Đồng Nai; Nâng cấp, mở rộng đường Bình Chuẩn- Tân Phước Khánh; đường ĐT.746 (đoạn Tân Thành- Hội Nghĩa)”, ông Hùng nói và bày tỏ hy vọng tiến độ giải ngân sẽ được thúc đẩy nhanh trong các tháng tới đây.

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết: trên thực tế, dự án nào có đủ mặt bằng, chủ đầu tư và nhà thầu triển khai rất thuận lợi, đúng tiến độ. Do đó, năm nay, Bình Dương mở hẳn một chiến dịch giải phóng mặt bằng bởi tỉnh xác định không giải phóng được mặt thì việc triển khai các dự án sẽ thất bại. Theo đó, Tỉnh ủy Bình Dương có chủ trương và UBND tỉnh đã thành lập 5 Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo toàn diện giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trong điểm trên địa bàn. Bình Dương đặt quyết tâm cao tháo gỡ nhanh, kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt mắt cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Cùng với đó, Bình Dương sẽ đôn đốc giải quyết, phê duyệt nhanh hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đầu tư để có thể sớm lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án giao thông. Do đó, tình trạng cần  khẩn trương triển khai đầu tư, giải ngân nhanh để các dự án giao thông sớm khai thác hết công năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - ông Anh nói.

Có thể bạn quan tâm

  • “Nghịch lý” giải ngân vốn đầu tư công

    11:30, 07/05/2022

  • Đưa vốn đầu tư công vào nền kinh tế thế nào?

    04:00, 06/05/2022

  • Giải phóng mặt bằng là vướng mắc số 1 trong đầu tư công

    12:27, 04/05/2022

  • Thành lập 6 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    22:00, 02/05/2022

  • Giải pháp đưa vốn đầu tư công vào nền kinh tế hiệu quả

    04:00, 08/04/2022

  • Thủ tướng: Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc về thể chế đầu tư công

    17:07, 04/04/2022

  • Triển khai gói kích thích kinh tế “gặp khó” về phần đầu tư công

    19:00, 03/03/2022

HƯƠNG GIANG - DUY LONG