Hải Phòng cam kết hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh, TP Hải Phòng đã tích cực hỗ trợ “chuyển đổi số” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
>>>Hải Phòng: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công chậm
>>>Hải Phòng: Tìm giải pháp cho việc triển khai chữ ký số ngành giáo dục
Theo ông Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cho biết: hiện nay, trên địa bàn TP Hải Phòng có hơn 37.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với khoảng 97% doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa. Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong hai năm qua đã khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn. Với mong muốn cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới, nhu cầu các doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh trên cơ sở chuyển dần các hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống sang các phương thức dựa trên các nền tảng số của càng trở nên cấp thiết
Tuy nhiên, việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Hải Phòng còn chậm bởi nhiều thách thức. Những thách thức lớn nhất là doanh nghiệp thiếu nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số; cho rằng chuyển đổi số tốn nhiều chi phí; lo lắng về vấn đề thiếu nhân lực công nghệ; lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin nội bộ, bí mật kinh doanh; và đặc biệt là doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định hướng đi, lộ trình cụ thể để chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Được biết, để hỗ trợ cho các DNNVV trên địa bàn, vừa qua Sở KH&ĐT Hải Phòng phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ KH&ĐT và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội nghị chuyển đổi số cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo ông Bùi Tiến Phong - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho biết: Việc các doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh trên cơ sở chuyển dần các hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống sang các phương thức dựa trên các nền tảng số là nhu cầu cấp thiết. Khi tham gia vào quá trình này thì doanh nghiệp cũng đối diện với không ít thách thức. Khả năng tiếp nhận đến đâu, nhận thức đến đâu để nhận diện và giải quyết được những thách thức phải đối mặt khi thực hiện chuyển đổi số sẽ là vấn đề của mỗi doanh nghiệp.
>>>Hải Phòng: “Số hóa” không dùng tiền mặt trong thu chi ngân sách nhà nước
Để làm được điều này, doanh nghiệp không có con đường nào khác là phải tự mình tìm hiểu, học hỏi, nắm bắt được những vấn đề cốt lõi của chuyển đổi số. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tự xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số để có cơ sở xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng - Hoàng Minh Cường: “Với chủ đề Cơ hội, thách thức và giải pháp, Hội nghị sẽ giúp khoảng 220 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tham dự hiểu biết sâu sắc hơn, nhìn nhận đầy đủ hơn về chuyển đổi trong doanh nghiệp như thế nào, nắm được những vấn đề cốt lõi của chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số để có cơ sở xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, tạo nền tảng cho doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững”.
“Thành phố Hải Phòng cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố dễ dàng tiếp cận những vấn đề cốt lõi nói trên. Việc phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để tổ chức Hội nghị lần này là một trong những việc làm thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên bước đường thực hiện chuyển đổi số”, ông Cường khẳng định.
Theo chia sẻ các kinh nghiệm từ dự án LinkSME và Cục phát triển doanh nghiệp; tham vấn các bên liên quan tại hội nghị về các thách thức và giải pháp thực tế khi triển khai chuyển đổi số; các vấn đề về tháo gỡ rào cản chuyển đổi số cho các doanh nghiệp bao gồm động lực chuyển đổi số, bảo mật thông tin, tích hợp hệ thống công nghệ thông tin, tiếp cận nguồn vốn...; kết nối các DNNVV với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số. Ngoài ra, các DNVVV cũng được bổ sung thêm hiểu biết về các nền tảng công nghệ, các giải pháp phần mềm tiên tiến, các ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo ông Paul Weijers - Cố vấn cao cấp Dự án USAID LinkSME cho biết, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn phải đi chặng đường khá dài để chuyển đổi số ở tất cả các khía cạnh tại doanh nghiệp của mình. Và dự án LinkSME đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Phát triển doanh nghiệp từ năm 2020 để giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. USAID đang xây dựng thị trường dịch vụ tập trung vào hỗ trợ DNNVV trên hành trình chuyển đổi số. Đây là quá trình đã bắt đầu và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Theo bà Đinh Thị Kim Huệ - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Tuấn Nghĩa: Chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Tuy nhiên cũng rất lo lắng về vấn đề thiếu nhân lực công nghệ, vấn đề bảo mật thông tin nội bộ, bí mật kinh doanh. Sau khi được hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia, doanh nghiệp đã nhận thức được “ số hóa” trong hoạt động sản xuất kinh doanh nó rất hữu ích và giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, trải nghiệm khách hàng và đặc biệt là khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm