Vì sao Quảng Bình còn 2 xã cuối cùng chưa hòa lưới điện quốc gia?

Hương Thu 04/07/2022 14:15

Chính quyền tỉnh Quảng Bình vừa chính thức khởi công đầu tư nâng cấp điện lưới cho 2 xã miền núi cuối cùng của tỉnh chưa hòa lưới điện quốc gia là Tân Trạch, Thượng Trạch.

->>Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Được biết, hai xã trên nằm trong dự án điện mặt trời từ năm 2014 do Chính phủ phê duyệt. Chính quyền tỉnh Quảng Bình vừa cho phép đầu tư điện lưới tại một số vùng đã nằm trong dự án điện mặt trời trước đó nhằm bảo đảm điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng và sản xuất cho bà con địa phương tại đây.

Dự án cấp điện lưới cho 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch có khoảngp/20km đường dây đi ngầm qua địa phận phận Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Dự án cấp điện lưới cho 2 xã miền núi Tân Trạch, Thượng Trạch có khoảng 20km đường dây đi ngầm qua địa phận Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Theo đó, dự án có quy mô khoảng 52km đường dây trung áp (trong đó, đường dây đi ngầm khoảng 20km, đường dây đi trên không khoảng 32km) và khoảng 11km đường dây hạ áp, 3 trạm biến áp có công suất 22/0,4kV-50kVA và 3 trạm biến áp có công suất 22/0,4kV-100kVA. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là 110 tỷ đồng, sử nguồn vốn đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đại diện Công ty Điện lực Quảng Bình, việc triển khai dự án điện lưới tại hai xã miền núi trên gặp rất nhiều khó khăn do địa hình trắc trở và đặc biệt công tác thi công qua địa phận Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nên buộc phải khảo sát rất kỹ và xin ý kiến của các bộ ngành liên quan.

Hai xã vùng biên giới là Tân Trạch và Thượng Trạch (thuộc huyện Bố Trạch) đang sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời và chưa có điện lưới quốc gia.

Hai xã vùng biên giới là Tân Trạch và Thượng Trạch (thuộc huyện Bố Trạch) đang sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời và chưa có điện lưới quốc gia.

Lãnh đạo ngành điện cũng thông tin thêm, dự án trên sẽ thi công đường dây đi ngầm khoảng 20km và đầu tư chung với hạ tầng đường để hạn chế ảnh hưởng đến Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hiện nay, hai xã miền núi Tân Trạch, Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) là 2 xã vùng biên giới giáp nước bạn Lào có khoảng hơn 700 hộ đang sinh sống. Các hộ dân tại hai xã trên đang dùng điện mặt trời theo dự án điện mặt trời từ năm 2014 do Chính phủ phê duyệt, hiện mỗi hộ dùng được bình quân khoảng 210W (1 quạt và 2 bóng đèn), mùa đông thì dùng được đến 1 giờ sáng. Nếu chính quyền tỉnh Quảng Bình đầu tư xong dự án trên và hòa lưới điện lưới quốc gia thì hai xã trên sẽ sử dụng song song nguồn điện từ hai dự án.

Được biết, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 149/151 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia với hơn 99% số hộ dân được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. Riêng 2 xã vùng sâu, vùng biên giới là Tân Trạch và Thượng Trạch (thuộc huyện Bố Trạch) đang sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời và chưa có điện lưới quốc gia. Trước đó, các địa phương này đã được đầu tư cấp điện từ dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời, tuy nhiên công suất lắp đặt nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, không ổn định nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt cho các hộ gia đình, không đủ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội nên ngày 14/6 vừa qua, tỉnh Quảng Bình đã khởi động dự án cấp điện lưới cho 2 xã trên.  

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

    Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

    01:03, 25/06/2022

  • Quảng Bình: Quy hoạch thành phố Đồng Hới thành đô thị du lịch

    Quảng Bình: Quy hoạch thành phố Đồng Hới thành đô thị du lịch

    17:05, 24/06/2022

  • Quảng Bình thành lập tổ công tác đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

    Quảng Bình thành lập tổ công tác đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

    06:16, 23/06/2022

Hương Thu