Để Ninh Bình thành "cực tăng trưởng"

THY HẰNG 07/07/2022 18:20

Ninh Bình đang xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định phát triển thành một “cực tăng trưởng” của tứ giác Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa.

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng đầu tư theo phương thức PPP

Tại Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, Ninh Bình đã xác định rõ việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 54/NQ-TW là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần thiết trong việc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW

Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW.

Sau 17 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, hiệu quả trong thời gian tới.

Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Ninh Bình là cửa ngõ cực Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí thuận lợi, là một cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế - thương mại - du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi, hệ thống cảng thủy nội địa tương đối phát triển, có điều kiện thuận lợi về vận tải, thông thương với các tỉnh trong cả nước và quốc tế, tạo lợi thế độc đáo để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa...

Kinh tế xã hội của tỉnh qua các giai đoạn có nhiều khởi sắc, phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011-2021 đạt 7,7%/năm. Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, giá trị GRDP (theo giá hiện hành ) của tỉnh năm 2021 đạt trên 72 nghìn tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với năm 2005 (năm 2005 đạt 4,97 nghìn tỷ đồng). GRDP bình quân đầu người tăng từ 5,57 triệu đồng năm 2005 lên 71,5 triệu đồng năm 2021, tăng gấp 12,8 lần so với năm 2005.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và dịch vụ, cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh gắn với thị trường.

Trong công nghiệp, công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành (khoảng gần 50%), từng bước khẳng định được vị thế và thay thế vai trò của các sản phẩm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên; công nghiệp phụ trợ được chú trọng đầu tư; các sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống (thép, phân lân, đạm, xi măng,..) cơ bản được duy trì.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thu Hà

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà.

Các ngành dịch vụ như thương mại, vận tải, tài chính, tín dụng ngân hàng… tiếp tục có bước phát triển nhanh; du lịch có sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ tạo nền tảng định hướng dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và được xác định là hướng đi, hướng phát triển bền vững của tỉnh.

Kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Ninh Bình đã có sự phát triển mạnh, từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, yêu cầu kết nối vùng, liên vùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Bên cạnh đó, công tác văn hóa - xã hội được quan tâm, công tác xây dựng Đảng được chú trọng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Trần Tuấn Anh bày tỏ vui mừng vì Ninh Bình là một trong hai tỉnh, thành đầu tiên tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW và kết luận 13-KL/TW.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 54-NQ/TW và Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Tuấn Anh đánh giá kinh tế Ninh Bình phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2020 (theo giá SS 2010) tăng bình quân 11,04%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết 54-NQ/TW là 11-12%. GRDP bình quân đầu người tăng từ 5,57 triệu đồng năm 2005 lên 71,5 triệu đồng năm 2021, tăng gấp 12,8 lần.

>>Ninh Bình tạo điểm nhấn để thu hút du khách

>>Vụ hàng ngàn ha rừng phòng hộ tại Ninh Bình bị “phá nát”: Cần phải xử nghiêm

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp đúng định hướng của Nghị quyết 54-NQ/TW; đến hết năm 2021, tỷ trọng ngành Nông nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Dịch vụ lần lượt là 11,5%- 47,2% - 41,3%. Sản xuất công nghiệp khẳng định vai trò là động lực của tăng trưởng với đóng góp trên 50% tổng số thu ngân sách, trong đó đóng góp lớn của các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất lắp rắp ô tô, công nghiệp phụ trợ, nổi bật là liên doanh ô tô Huyndai và Tập đoàn Thành Công, nhà máy sản xuất kính xây dựng CFG…

Thu ngân sách nhà nước đạt nhiều kết quả nổi bật, đến năm 2020 đạt 22.586 tỷ đồng, gấp 34,71 lần so với năm 2005; tăng trưởng bình quân thu ngân sách hàng năm của tỉnh giai đoạn 2005-2020 đạt 26,67%/năm. Năm 2021, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 22.094 tỷ đồng, đứng thứ 14 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước, trong đó số thu nội địa đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố. Đến năm 2022 tỉnh Ninh Bình đã tự cân đối ngân sách.

Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, đầu tư, tập trung triển khai dứt điểm những dự án lớn tạo kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng, liên vùng như tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Ninh Bình, tuyến đường Bái Đính - Ba Sao, tuyến đường bộ ven biển,... Hạ tầng du lịch được đầu tư với nhiều khu điểm du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế; hạ tầng nông nghiệp, phát triển nông thôn và phòng, chống lụt bão, ứng phó biến đổi khí hậu đầu đầu tư, nâng cấp.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, công tác văn hóa - xã hội được quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực….

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trần Tuấn Anh cũng nhất trí với một số tồn tại hạn chế của Ninh Bình cũng như các bộ, ngành chỉ ra như.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.

Một là, Quy mô kinh tế nhỏ so với các tỉnh trong khu vực; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng; chưa phát triển được kinh tế ven biển; kết quả xây dựng nông thôn mới chưa thực sự bền vững. Quản lý và phát triển kinh tế vùng ven biển còn hạn chế. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; Thu hút đầu tư, quản lý nhà nước về đất đai, môi trường còn hạn chế.

Ninh Bình đang xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định tầm nhìn 2050 hướng tới 03 đích lớn:

-Là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia.

-Là một trong những tỉnh khá, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững của vùng đồng bằng sông Hồng, giữ vai trò là một “cực tăng trưởng” của tứ giác: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng – Quảng Ninh và Ninh Bình gắn với Thanh Hóa.

-Là nơi đáng sống, an toàn và thân thiện.

Hai là, Quản lý nhà nước về văn hóa cơ sở, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tin truyền thông có mặt còn hạn chế. Chất lượng các chương trình trong giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm còn chưa cao; một số ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động...

Ba là, Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương có nơi chưa tích cực.

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất mà tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW được Ban Chỉ đạo đặt ra là đề xuất được với Bộ Chính trị ban hành 01 Nghị quyết nhằm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng thời gian tới phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, nhất là thực tiễn phát triển của vùng, do vậy, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương yêu cầu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh liên kết phát triển vùng; phát huy vị trí địa lý, tiềm năng, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế để tăng cường liên kết vùng nhất là với các địa phương tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Khai thác các cơ hội từ các xu hướng phát triển kinh tế trong nước, thế giới; hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng khung kết nối đồng bộ để trở thành đầu mối giao lưu của khu vực phía nam vùng đồng bằng sông Hồng và với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. Liên kết với các địa phương để phát triển hành lang kinh tế ven biển Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình nối tiếp với vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ là Hải Phòng Quảng Ninh để phát triển vùng kinh tế ven biển Kim Sơn theo hướng khu kinh tế tổng hợp ven biển và trở thành động lực, không gian và là một cực tăng trưởng mới của Tỉnh. Tăng cường liên kết các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng để khai thác hiệu quả hơn các Hành lang, vành đai kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, các thắng cảnh du lịch tầm quốc gia, quốc tế,các trục đường giao thông liên vùng kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

Thứ hai, coi trọng tâm phát triển kinh tế biển. Thứ ba, phát triển về đô thị và đô thị hóa của Ninh Bình

Thứ tư, khắc phục các hạn chế, yếu kém và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tích hợp lại thành “dư địa” để khai thác phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh. Tiếp tục cải cách hành chính, tinh giản các thủ tục hành chính ở tất cả các cấp; xử lý tháo gỡ các vướng mắc các dự án chậm tiến độ, khơi thông nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để huy động tổng hợp các nguồn lực, thu hút được các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia; quan tâm thu hút các nguồn lực trong và ngoài ngân sách phục vụ phát triển địa phương thời gian tới. Kiểm soát chặt chẽ môi trường đặc biệt là quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản. Nâng cao chất lượng nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, nhất là nhân lực ngành du lịch

Thứ năm, Tập trung đẩy mạnh cơ sở hạ tầng số, công nghệ số. Thứ sáu, tập trung phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng yêu cầu tỉnh Ninh Bình tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ như sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Tập trung thực hiện các Nghị quyết để phát huy hơn nữa tiềm năng để phát triển Ninh Bình trở thành tỉnh khá, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của các cấp ủy và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tăng cường thực hiện nhiệm vụ kết hợp quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng đầu tư theo phương thức PPP

    20:10, 05/07/2022

  • Ninh Bình tạo điểm nhấn để thu hút du khách

    13:23, 27/05/2022

  • Vụ hàng ngàn ha rừng phòng hộ tại Ninh Bình bị “phá nát”: Cần phải xử nghiêm

    11:00, 17/04/2022

  • Ninh Bình: Hàng ngàn ha đất rừng phòng hộ Tam Điệp bị "phá nát"

    03:30, 30/03/2022

THY HẰNG