Tạo bước đột phá cho du lịch vùng Bắc Trung Bộ
Lâu nay, kết nối du lịch giữa Bắc Trung Bộ với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch của mỗi địa phương còn bỏ ngỏ, thiếu liên kết vùng một cách bài bản, khoa học.
>>Đưa di sản đến gần hơn với khách du lịch
Điều kiện để khai thác các sản phẩm, kích cầu thị trường du lịch liên tỉnh, liên vùng, từng bước khẳng định dấu ấn, bản sắc Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế chưa thể định hình rõ vị trí.
Nhiều tiềm nănglợi thế chưađược khai phá
Dải đất Bắc Trung Bộ dài và hẹp, tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông mênh mông. Với đường bờ biển dài cùng với những dải rừng dài bất tận là địa bàn sinh sống và phát triển kinh tế của 25 dân tộc khác nhau. Bắc Trung Bộ còn hàm chứa bản sắc văn hóa dân gian phong phú, đa dạng của con người nơi miền đất này.
Vùng Bắc Trung Bộ có vị trí giao thông rất thuận lợi. Đối với lĩnh vực du lịch, đây là khu vực tập trung nhiều bãi biển đẹp; nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị. Đây còn là vùng đất của nhiều lễ hội độc đáo và những sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm. Khu vực này còn là nơi tập trung 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam. Quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng Việt Nam như: Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp...
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch
Thời gian qua, Bắc Trung Bộ đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch khám phá hang động, du lịch về nguồn, du lịch di sản,... đã góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch của cả nước và kinh tế xã hội của khu vực.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, nhìn chung sản phẩm du lịch vùng Bắc Trung Bộ vẫn còn đơn sơ, chủ yếu dựa vào những giá trị hấp dẫn về tài nguyên tự nhiên sẵn có và di sản dễ khai thác nên chưa đặc sắc, chưa tạo được sự khác biệt và sức cạnh tranh còn hạn chế. Dịch vụ chính và dịch vụ bổ trợ còn đơn điệu, chương trình du lịch còn ngắn thời gian; kết nối giữa các địa phương, điểm đến còn rời rạc.
Về chất lượng dịch vụ, phần lớn mới đáp ứng thị trường nội địa (ngoại trừ Huế) ở phân khúc có khả năng chi tiêu trung bình trở xuống. Sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu và chu kỳ sống ngắn, chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Sản phẩm du lịch tính thời vụ cao, chủ yếu vào mùa hè đối với du lịch biển.
Tạo đột phá về cơ chế, chính sách để liên kết
Mới đây, tại Nghệ An đã tổ chức Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và vùng Bắc Trung Bộ mở rộng với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Nâng tầm điểm đến” do UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất nhằm kết nối du lịch của Vùng, phát huy về giá trị tài nguyên du lịch của mỗi địa phương. Liên kết này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam, đặc biệt là trong làn sóng phục hồi du lịch sau gần 2 năm bị đứt gãy do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19.
Với góc độ của doanh nghiệp, ông Trương Đức Hùng, Phó Tổng Giám đốc Điều hành Tổng công ty Du lịch Sài Gòn nhận định, để tăng cường liên kết, các địa phương cần có chính sách thúc đẩy đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối các khu, điểm du lịch của Vùng. Ngoài ra, cần tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, tổ chức sự kiện du lịch. Chính quyền mỗi địa phương và cả Vùng cần bố trí kinh phí cho các hoạt động du lịch bằng ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa. Trong liên kết, cần có chương trình đào tạo thống nhất, đồng bộ tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý các địa phương; đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động trong ngành...
>>Du lịch vẫn bộn bề nỗi lo
Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng khẳng định, trong tương lai, Nghệ An kỳ vọng sẽ có nhiều ký kết hợp tác mới, đánh dấu bước phát triển trong mối quan hệ liên kết hợp tác giữa các tỉnh, thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Đặc biệt là sự liên kết có hiệu quả thiết thực từ các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng cùng các đơn vị, đối tác.
Còn việc tăng cường liên kết du lịch giữa các địa phương, theo đánh giá của bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, liên kết sẽ tạo ra một sức bật mới cho từng địa phương, thông qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu của du lịch từng địa phương cũng như thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Các thoả thuận liên kết phát triển du lịch với 4 nội dung ký kết là các vấn đề cốt lõi của công tác phát triển du lịch, gồm: công tác quản lý nhà nước về du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch.
Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã đề nghị các địa phương xây dựng cơ chế điều phối liên kết vùng có tính thực tiễn và hiệu quả cao, có cơ chế theo dõi, giám sát quá trình điều phối, thực thi liên kết vùng. Trong liên kết cần chú trọng việc xây dựng nội dung phối hợp cụ thể, căn cứ từ tiềm năng, tài nguyên du lịch để định vị sản phẩm du lịch đặc sắc nhằm tạo sức hút và ấn tượng về vùng Bắc Trung Bộ đối với du khách.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi, ảnh hướng đến sự phát triển du lịch bền vững của nhiều địa phương của Bắc Trung Bộ. Vì vậy, đây là giai đoạn phục hồi và là thời kỳ thích hợp để tái đầu tư phát triển, tái cơ cấu, làm mới sản phẩm dịch vụ du lịch trong toàn vùng Bắc Trung Bộ. Đó còn là điều kiện quan trọng để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm