Quảng Ninh: Đẩy mạnh tiêu thụ và gia tăng số lượng sản phẩm OCOP

MINH HUỆ 19/07/2022 00:23

Ngoài việc gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP thì công tác thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng được đẩy mạnh.

>>>Quảng Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tài nguyên di sản

>>>Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới hành trình không có điểm dừng

Gia tăng…

502 là số lượng sản phẩm OCOP mà Chương trình OCOP (Mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh đã phát triển đến thời điểm hiện tại, trong đó có 272 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, 54 sản phẩm OCOP được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh.

Để phát triển thương hiệu, hiện các doanh nghiệp đang tập trung ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo đảm tốt các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh cải tiến mẫu mã bao bì, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, từ đó, đưa các sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.

502 - Là số lượng sản phẩm OCOP hiện tại của tỉnh Quảng Ninh

502 - Là số lượng sản phẩm OCOP hiện tại của tỉnh Quảng Ninh - Ảnh báo Quảng Ninh

Theo lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh: Để sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng rãi và tới gần hơn nữa với người tiêu dùng, du khách, 6 tháng đầu năm 2022, Sở Công Thương đã phối hợp với Văn phòng điều phối NTM tỉnh và các địa phương triển khai nhiều chương trình kết nối, tuần xúc tiến, hội chợ. Điển hình như: Chương trình Tuần lễ Thương hiệu quốc gia chào mừng Ngày thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2022; hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2022; tổ chức Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP Quảng Ninh trong khuôn khổ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31; tuần lễ Thái Lan 2022 tại Quảng Ninh; Tuần Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp Quảng Ninh năm 2022...

Mới đây nhất, Tuần Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp Quảng Ninh năm 2022 đã được tổ chức thành công tại khuôn viên Siêu thị GO! Hạ Long và tại dãy phố cổ, Công viên Hạ Long Park. Doanh thu đạt gần 1,6 tỷ đồng và gần 13.000 lượt khách tới tham quan, mua sắm. Nhiều sản phẩm có lượng tiêu thụ tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao, như: Trứng vịt biển Đồng Rui (Tiên Yên); hải sản Cô Tô; nem chua Quảng Yên; sữa Đông Triều; gà hút chân không Tiên Yên; miến Bình Liêu…

>>>Quảng Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tài nguyên di sản

>>>Quảng Ninh: Sẵn sàng quỹ đất xây nhà ở công nhân

Theo ông Hoàng Quốc Hòa -  Phó Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Bình Liêu cho biết: do nhiều yếu tố về địa lý, tập quán sản xuất mà nhiều cơ sở sản xuất ở Bình Liêu vẫn theo nếp cũ, tập quán lạc hậu, chậm ứng dụng KHCN. Điều này ảnh hưởng tới quá trình thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù địa phương, sản phẩm OCOP. “Vì thế, thời gian qua, Bình Liêu đã quan tâm triển khai, tiếp sức thiết thực bằng các dự án cho sản xuất, thúc đẩy sản phẩm OCOP. Đó là việc hỗ trợ máy móc hiện đại trong sản xuất mật ong; hỗ trợ máy tinh lọc thủy phân cho HTX Hợp Tiến giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; triển khai 2 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận mật ong và dầu sở Bình Liêu; hỗ trợ Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu thực hiện liên kết sản xuất, chế biến miến dong với quy mô 33,2ha năm 2021.

Ngoài ra còn triển khai một loạt các dự án trồng rau trong nhà lưới, có hệ thống tưới nước, phun sương tự động cho HTX Tân Cường Phát; bảo tồn phát triển giống gà Cao Sơn; cải tạo và phát triển đàn bò huyện Bình Liêu; ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi lợn, gà; kỹ thuật giâm, hom nhân giống đào đá...

Trong số hơn 260 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của tỉnh hiện nay, chè Hải Hà là một trong những sản phẩm chủ lực với định hướng xây dựng trở thành sản phẩm OCOP cấp quốc gia - SX chè Hải Hả

Trong số hơn 260 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của tỉnh hiện nay, chè Hải Hà là một trong những sản phẩm chủ lực với định hướng xây dựng trở thành sản phẩm OCOP cấp quốc gia - SX chè Hải Hả

Nâng tầm thương hiệu

Từ khi mới bắt đầu chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” năm 2013 cho đến nay, các sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã dần dần tìm được vị thế, chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh. Sản phẩm OCOP đều được đầu tư bài bản trong sản xuất về mẫu mã sản phẩm.

Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đề ra nhiệm vụ phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị, xây dựng nhãn hiệu, bảo đảm quy mô, tính chuyên nghiệp. Qua đó nâng tầm thương hiệu nông sản địa phương; nâng cao các tiêu chí thu nhập, tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM. 

Trong số hơn 260 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của tỉnh hiện nay, chè Hải Hà là một trong những sản phẩm chủ lực với định hướng xây dựng trở thành sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Trung bình mỗi năm, sản lượng chè khô của huyện đạt trên 1.000 tấn, đáp ứng cả thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước Đông Á, Trung Đông... Đây là thành quả từ nỗ lực, tâm huyết suốt nhiều năm của những người nông dân trồng chè Hải Hà, sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Theo bà Nguyễn Thị Huế - GĐ công ty TNHH Hải Huế: Đến các vùng chè Quảng Long - Đường Hoa – Hải Hả tôi thấy không khí sản xuất nhộn nhịp, chuyên nghiệp. Các vườn đồi có máy móc thu hái hiện đại, giúp tăng năng suất, giảm bớt sức lao động. Các nhà xưởng được đầu tư dây chuyền sao sấy chè, vận chuyển, đóng gói thành phẩm.

Được biết, những giống chè có chất lượng cao như chè lai LDP1, chè Ô Long, Phúc Vân Tiên, Ngọc Thuý... của Hải Hà luôn được người tiêu dùng lựa chọn, nhờ đảm bảo yêu cầu về ATVSTP, bao bì hoàn thiện, đầy đủ tem nhãn, mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc... theo đúng quy chuẩn.

Đầu tư nguồn lực thông qua hỗ trợ máy móc, công nghệ hiện đại cũng như xây dựng, phát triển thương hiệu… là cách làm để Bình Liêu thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP thời gian qua

Đầu tư nguồn lực thông qua hỗ trợ máy móc, công nghệ hiện đại cũng như xây dựng, phát triển thương hiệu… là cách làm để Quảng Ninh thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP thời gian qua

Theo lãnh đạo UBND huyện Hải Hà cho biết, địa phương hiện có 37 sản phẩm tham gia chương trình OCOP; Trong đó có 21 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh trở lên; 27 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP; 35 sản phẩm được cấp nhãn, mác bao bì. Các sản phẩm OCOP của huyện được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, có thể kể đến như chanh đào mật ong, khau nhục, hải sản cấp đông, trà hoa vàng...

Theo ông Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc Sở Công Thương: Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của từng địa phương, từ đó tạo được sự tham gia, ủng hộ của nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, để các sản phẩm OCOP của tỉnh thực sự trở thành “đặc sản” thu hút người dân, du khách thì vẫn cần rất nhiều điều phải thực hiện.

Chính vì vậy, trong giai đoạn mới Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu đối với những sản phẩm OCOP chất lượng, tiêu biểu. Trong đó, sẽ tập trung tăng cường hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP ở thị trường trong nước và quốc tế. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình OCOP ở các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong Chương trình OCOP và xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước, quốc tế…

Sử dụng nhà lưới trong canh tác, nâng cao chất lượng nông sản ở xã Lục Hồnp/- Bình Liêu (ảnh báo QN)

Sử dụng nhà lưới trong canh tác, nâng cao chất lượng nông sản ở xã Lục Hồn - Bình Liêu (ảnh báo QN)

Ông Vũ Bình Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và Phát triển công thương tỉnh, cho biết: Từ nguồn khuyến công của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ, tư vấn, xây nhà xưởng cho nhiều doanh nghiệp OCOP để từng bước cải thiện năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, OCOP, sản phẩm đặc trưng địa phương. Thời gian tới, từ nguồn vốn khuyến công, Trung tâm sẽ tiếp tục tìm duyệt những HTX, doanh nghiệp hợp lý để thực hiện hỗ trợ. Qua đó, giúp các đơn vị có sự đầu tư, hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng.

Để sản phẩm OCOP của Quảng Ninh tiếp tục được quảng bá rộng rãi và vươn xa hơn tới nhiều thị trường. Đồng thời, tiếp tục ưu tiên triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ nâng cấp chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, hỗ trợ đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới hành trình không có điểm dừng

    Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới hành trình không có điểm dừng

    00:19, 11/07/2022

  • Quảng Ninh: Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội

    Quảng Ninh: Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội

    00:28, 08/07/2022

MINH HUỆ