TP.HCM: Đề xuất xây bãi đậu xe gần sân bay Tân Sơn Nhất… “liệu có khả thi”?

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 05/08/2022 09:10

Cảng không miền Nam và Sở Giao thông Vận tải đề xuất xây thêm bãi đậu xe rộng 3.500 m2 cho sân bay Tân Sơn Nhất trên đường Hồng Hà.

>>“Tắc nghẽn” tại sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ GTVT chính thức lên tiếng

Đáng chú ý, tại buổi họp báo chiều 4/8/2022 về tình hình kinh tế - xã hội của TP HCM, Phó giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam Nguyễn Minh Tuấn, cho biết: Bãi đậu xe dự kiến đầu tư rộng hơn 3.500 m2, nằm tiếp giáp đường vào ga quốc tế và góc đường Bạch Đằng - Trường Sơn - Hồng Hà (quận Tân Bình). Mặt sân do Cảng vụ hàng không miền Nam đang quản lý.

Trước tình trạng kẹt xe, Cảng không miền Nam và Sở Giao thông Vận tải đề xuất xây thêm bãi đậu xe rộng 3.500 m2 cho sân bay Tân Sơn Nhất trên đường Hồng Hà.

Trước tình trạng kẹt xe, Cảng không miền Nam và Sở Giao thông Vận tải đề xuất xây thêm bãi đậu xe rộng 3.500 m2 cho sân bay Tân Sơn Nhất trên đường Hồng Hà.

Cũng theo ông Tuấn, sân bay Tân Sơn Nhất hiện không có nơi chứa xe chờ để cung ứng, tiếp nối vào các nhà ga để đón khách. Do đó, các tài xế taxi truyền thống, xe công nghệ thường đậu ở các đường xung quanh, khiến khu vực bị ùn tắc. Bãi xe này sẽ giúp có thêm không gian cho các xe chờ vào sân bay.

Theo ông Tuấn, hiện công suất khai thác chưa cao là do chiến tranh Nga – Ukraine. Trên thực tế, nhiều chuyến bay quốc tế chưa khai thác hết công suất. Tuy nhiên, theo dự báo thời gian tới khi các đường bay này khôi phục, lượng khách sẽ rất đông.

"Nếu chờ nhà ga T3 và sân bay Long Thành 'giải cứu' thì rất lâu nên phải có nhà xe này" - ông Tuấn nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng phòng Kiểm soát khai thác, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam, cho rằng cần thêm một bãi đậu cho xe ra vào cảng. Hiện, tổng diện tích sàn của nhà xe TCP trong Tân Sơn Nhất là 67.000 m2, gồm một tầng hầm, 6 tầng nổi và một tầng mái. Bãi xe chứa được 6.000 xe máy, 1.500 ôtô và 700 taxi. Trung bình mỗi ngày có 6.600 lượt xe máy và 4.500 lượt ôtô vào sân bay. Riêng hai tháng cao điểm hè năm nay có đến 9.500 lượt xe máy và 6.500 lượt ôtô mỗi ngày, dẫn đến quá tải.

Nhấn mạnh về phương án và các giải pháp để giảm áp lực cho sân bay, ông Bùi Hoà An - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, từ đầu tháng 8 cơ quan này đã điều chỉnh các điểm đón khách của xe buýt, thay đổi thời gian đón khách của tuyến 152 phù hợp với các chuyến bay đi và đến; tăng thời gian xe buýt hoạt động lên 4 tiếng so với trước, 5-21h mỗi ngày; lộ trình một số tuyến buýt cũng được thay đổi để kết nối với sân bay...

Cũng theo ông An, ngoài ra, thanh tra giao thông sẽ tăng kiểm tra, xử lý trường hợp chèo kéo, ép giá cước vận tải, xe dù, giả taxi để đón khách sai quy định trên đường A1, A2 của sân bay. Công an quận Tân Bình cũng phối hợp Đồn Công an Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất phân loại, theo dõi trường hợp hoạt động trái phép, gây mất an ninh trật tự.

>>“Tắc nghẽn” tại sân bay Tân Sơn Nhất: “Lỗi” không thuộc về an ninh soi chiếu…?

Trước đó, từ ngày 28/7, nhà xe ở Tân Sơn Nhất ngưng cho ôtô công nghệ đón trả khách các tầng 3-6 như trước mà chuyển xuống dưới, để dễ kiểm soát, đảm bảo trật tự. Theo phương án mới, xe công nghệ như Grab, Be... vào sân bay đón khách chỉ tập trung tại làn D1, thuộc tầng trệt nhà xe. Riêng hãng Be còn đón khách ở điểm khác bên ga quốc tế, cách đó hơn 100 m.

 taxi truyền thống, xe công nghệ thường đậu ở các đường xung quanh, khiến khu vực bị ùn tắc

Taxi truyền thống, xe công nghệ thường đậu ở các đường xung quanh, khiến khu vực bị ùn tắc

Liên quan tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất, tước đó, ngày 28/7, Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký nghị quyết về tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga T3 và đường kết nối, sân bay Tân Sơn Nhất. Trong số đất bàn giao có 16,05 ha làm nhà ga T3; 11,8 ha làm đường kết nối với ga T3 (đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa).

Riêng đất làm ga T3, Bộ Quốc phòng bàn giao mặt bằng làm hai đợt, đợt đầu 14,7 ha ngay sau khi nghị quyết được ban hành; đợt hai 1,2 ha sau khi xử lý xong tài sản của Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt.

Khu đất 11,8 ha để xây dựng đường nối sẽ bàn giao sau khi UBND TP HCM chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng cho các đơn vị quân đội để sửa chữa, xây dựng doanh trại, công trình bị ảnh hưởng khi thu hồi đất.

Chính phủ yêu cầu việc bàn giao đất quốc phòng bảo đảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội.

Ga T3 được Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư hai năm trước, tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty hàng không nhằm nâng công suất khai thác Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách mỗi năm. Công trình dự kiến khởi công cuối năm ngoái, nhưng chưa triển khai do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, giao đất quốc phòng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất...

Tại cuộc khảo sát sân bay và làm việc với TP HCM ngày 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành thủ tục để khởi công nhà ga T3 trong quý III/2022 và hoàn thành tháng 9/2024.

Có thể bạn quan tâm

  • Sắp khởi công nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

    10:58, 28/10/2021

  • Đường sắt nối sân bay Tân Sơn Nhất - Long Thành: Nhiều ý kiến trái chiều

    11:10, 25/06/2021

  • Đường sắt nối sân bay Tân Sơn Nhất - Long Thành: Lãng phí!

    05:15, 23/06/2021

  • “Tắc nghẽn” tại sân bay Tân Sơn Nhất: “Lỗi” không thuộc về an ninh soi chiếu…?

    13:00, 22/04/2021

  • “Tắc nghẽn” tại sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ GTVT chính thức lên tiếng

    06:15, 21/04/2021

  • “Tắc nghẽn” tại sân bay Tân Sơn Nhất: Có nên “đổ lỗi” cho quá tải hạ tầng?

    12:50, 20/04/2021

  • Phát hiện 4 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất nghi nhiễm COVID-19

    23:37, 07/02/2021

  • TP.HCM: Phong tỏa nhiều địa điểm liên quan đến ca COVID-19 là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất

    22:05, 06/02/2021

HƯƠNG GIANG - DUY LONG