Lâm Đồng: Điểm sáng trong phát triển kinh tế
Triển khai đồng bộ các giải pháp kịp thời, hiệu quả trong hỗ trợ DN, phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đầu năm đến nay tình hình KT-XH của tỉnh Lâm Đồng có nhiều khởi sắc.
>>
Báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2022 tới nay tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định. Hầu hết các ngành, lĩnh vực đều đạt mức tăng trưởng tốt.
Tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực
Cụ thể, hoạt động sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, tổng diện tích gieo trồng tăng 7,5% so với cùng kỳ; chăn nuôi, thủy sản tiếp tục phát triển. Ngành Công nghiệp trong 7 tháng đầu năm nay tăng trưởng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 43,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 19,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,36%.... Kim ngạch xuất khẩu tăng 53,5% so với cùng kỳ; lượng khách du lịch tăng trên 120%, khách qua lưu trú tăng mạnh so cùng kỳ…
Hoạt động doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc. Trong 7 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký. Toàn tỉnh có 865 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 11.700 tỷ đồng, tăng 12,8% về số doanh nghiệp và 18,2% về vốn đăng ký. 256 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư /Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 09 dự án vốn trong nước với tổng vốn đăng ký 703,8 tỷ đồng.
Đến hết tháng 7, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 8.915 tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán địa phương, tăng 23,4% so với cùng kỳ, nhiều địa phương đã hoàn thành kế hoạch thu ngân sách năm.
Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2022, tổng kế hoạch vốn đầu tư công tỉnh đã giao 6.045,5 tỷ đồng. Đến ngày 31/7, khối lượng thực hiện đạt khoảng 2.920 tỷ đồng, bằng 48,3% kế hoạch; giải ngân đạt 2.852 tỷ đồng, bằng 47,2% kế hoạch.
Đối với việc thực hiện các công trình trọng điểm, đến nay có 04 dự án, gồm: dự án hồ Đông Thanh, hồ Ta Hoét, hồ Kazam, đề án xây dựng TP. Đà Lạt trở thành thành phố thông minh, được phân bổ vốn, giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu xây lắp và triển khai xây dựng. 12 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư, trong đó, một số dự án đạt được kết quả đáng ghi nhận, như dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương...
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công là trách nhiệm của UBND các cấp trong bố trí, sắp xếp, điều hành. Sau ngày 30/09/2022, các dự án chưa khởi công , chưa lập thủ tục thanh toán tại Kho bạc Nhà nước các cấp, dự án thi công chậm sẽ không bố trí kế hoạch vốn năm sau cho dự án.
Tỉnh Lâm Đồng tập trung ưu tiên nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đấy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm. Tỉnh cũng đặt mục tiêu khởi công tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương trong năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Đồng thời, thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để thi công dự án.
Đồng hành cùng doanhNăm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện các giải pháp để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đối thoại và giải quyết kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thân thiện, công khai, minh bạch trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp... Các cấp chính quyền Lâm Đồng luôn đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp để có sự hiểu biết sâu sắc, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở; thay đổi tư duy theo hướng đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp; cũng như nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xem xét, thẩm định các dự án đề nghị cấp phép đầu tư, tạo lợi thế cho tỉnh Lâm Đồng trong việc thu hút đầu tư, nâng cao chỉ số PCI, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của tỉnh. Ông Dương Quốc Anh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Trung tâm đã nhận đủ 100% văn bản trả lời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và đã chuyển cho các doanh nghiệp, hiệp hội có kiến nghị. Các kiến nghị tập trung vào: Hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp; vận chuyển lưu thông hàng hóa; minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi về TTHC; quảng bá, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ; thuế GTGT đầu vào đối với một số vật tư nông nghiệp… Lãnh đạo tỉnh luôn mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tích cực phối hợp với chính quyền, có những trao đổi, phản biện, giám sát, góp ý và phản ánh để lãnh đạo tỉnh kịp thời nắm bắt và chỉ đạo thực hiện. |
Có thể bạn quan tâm