TP.HCM: Đầu tư gần 3.300 tỷ đồng cho xe điện buýt nhanh… “liệu có khả thi”?

NGÂN GIANG 22/08/2022 16:49

Mặc dù xe buýt điện hạn chế tiếng ồn, ít ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, chi phí đầu tư cũng như kinh phí trợ giá khi buýt nhanh vận hành, đang là áp lực lớn cho TP.

>>Quy hoạch “đẩy” vận tải xe buýt vào “ngõ cụt”?

Theo đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, vừa có văn bản kiến nghị với UBND TP về việc dùng xe điện cho tuyến buýt nhanh đầu tiên ở TP.HCM nhằm hạn chế tiếng ồn, ít ô nhiễm môi trường.

Dự án xây dựng buýt nhanh Số 1 được phê duyệt năm 2013, tổng mức đầu tư gần 156 triệu USD. Năm ngoái, dự án được điều chỉnh giảm còn 143 triệu USD. Đây là tuyến đầu tiên trong tổng 6 tuyến BRT được quy hoạch ở TP.HCM

Dự án xây dựng buýt nhanh Số 1 (Dự án BRT 1), được phê duyệt năm 2013, tổng mức đầu tư gần 156 triệu USD. Năm ngoái, dự án được điều chỉnh giảm còn 143 triệu USD. Đây là tuyến đầu tiên trong tổng 6 tuyến BRT được quy hoạch ở TP.HCM

Cụ thể, tại văn bản kiến nghị gửi cho UBND TP, Sở GTVT TP.HCM nêu: sau khi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư) đề xuất sử dụng xe điện cho tuyến buýt nhanh thuộc dự án Phát triển giao thông xanh ở thành phố (dự án BRT Số 1).

Theo đó, tuyến BRT dài 26 km theo hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ kết nối vòng xoay An Lạc (huyện Bình Chánh) đến cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức). Trên tuyến thành phố dự tính đầu tư 42 xe; xây trạm dừng, cầu đi bộ, ga đầu cuối, bãi hậu cần, hệ thống quản lý hiện đại... Đây là tuyến đầu tiên trong 6 tuyến BRT được quy hoạch ở TP.HCM.

Đặc biệt, trong phần kiến nghị, Sở GTVT cho rằng, xe buýt điện không phát thải khó bụi gây ô nhiễm môi trường, không gây ồn; vận hành an toàn, ít nguy cơ cháy nổ. Đồng thời, chi phí vận hành, bảo dưỡng tiết kiệm hơn so với các loại xe sử dụng động cơ đốt trong... Việc sử dụng xe điện cũng phù hợp xu hướng phát triển công nghệ ôtô, được nhiều chuyên gia đồng tình.

Tuy nhiên, xe buýt điện lại có chi phí đầu tư cao hơn ôtô sử dụng dầu diesel, CNG, dẫn đến kinh phí trợ giá khi buýt nhanh vận hành cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống trạm sạc, hạ tầng phục vụ cũng phải thực hiện song song với phát triển xe điện. Ngoài ra, công tác đấu thầu chọn đơn vị cung cấp xe cùng dịch vụ vận tải cũng gặp khó do hiện chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá chi phí cho buýt điện.

Do đó, Sở GTVT kiến nghị: Để khả thi trong việc triển khai, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị chính quyền thành phố giao chủ đầu tư phối hợp các bên nghiên cứu thông số thiết kế xe điện phù hợp với buýt nhanh. Ngành giao thông sẽ xây dựng định mức, đơn giá dịch vụ cung ứng vận tải hành khách công cộng bằng buýt nhanh để lập dự toán kinh phí đấu thầu hoặc đặt hàng.

>>Sở GTVT TP Hồ Chí Minh: Không có chuyện ưu ái thí điểm 5 tuyến xe buýt điện

Đáng chú ý, trước đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (TCIP - chủ đầu tư) cũng từng gửi kiến nghị phương án cho UBND TP.HCM nhưng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Hiện TP.HCM có hơn 2.000 xe buýt hoạt động trên 127 tuyến. Trước đó hồi tháng 3, thành phố thí điểm tuyến buýt điện cỡ lớn kết nối khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) đến Bến xe buýt Sài Gòn (quận 1)

Hiện TP.HCM có hơn 2.000 xe buýt hoạt động trên 127 tuyến. Trước đó hồi tháng 3, thành phố thí điểm tuyến buýt điện cỡ lớn kết nối khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) đến Bến xe buýt Sài Gòn (quận 1).

Đơn cử, sau khi Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (TCIP - chủ đầu tư) đưa ra phương án trên, Sở GTVT đã kiến nghị tạm hoãn dự án Phát triển giao thông xanh ở thành phố (dự án buýt nhanh BRT Số 1) vì cho rằng nhiều yếu tố liên quan chưa đồng bộ, khó đảm bảo hiệu quả khi công trình khai thác hai năm tới.

Theo phương án của dự án, buýt nhanh số 1 ở TP.HCM tổng mức đầu tư gần 3.300 tỷ đồng, gồm hơn 121 triệu USD từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), còn lại vốn đối ứng thành phố. Để triển khai hiệu quả công trình này, thành phố bổ sung dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Thuỵ Sĩ thông qua tổ chức SECO, với tổng vốn khoảng 10,5 triệu USD. Dự án trên được bổ sung để thực hiện nghiên cứu quy hoạch chung TP Thủ Đức, kết nối trạm dừng BRT và đào tạo nhân lực quản lý, vận hành hệ thống buýt BRT...

Trước những phản ứng trên, TCIP cho rằng: qua trao đổi với WB, nếu TP.HCM tạm hoãn thực hiện buýt nhanh Số 1, ngân hàng sẽ huỷ dự án và chấm dứt vốn tài trợ. Điều này đồng nghĩa không thể triển khai gói thầu tư vấn tổ chức lại mạng lưới xe buýt ở thành phố từ nguồn này. Việc chấm dứt vốn cho dự án cũng sẽ dừng luôn dự án hỗ trợ kỹ thuật của SECO cũng như chấm dứt ký hợp đồng tư vấn nghiên cứu lập quy hoạch chung TP Thủ Đức. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đánh giá việc tạm dừng dự án ảnh hưởng công tác đền bù, tái định cư ở công trình... Do đó, TCIP đưa ra 3 phương án, cụ thể:

Phương án 1: TP tiếp tục dự án Phát triển giao thông xanh cùng các nội dung, nguồn vốn đã thống nhất với WB và SECO. Theo phương án này, thành phố cần tập trung giải pháp, đảm bảo các điều kiện liên quan để đồng bộ với tuyến BRT Số 1, giúp dự án thành công khi khai thác.

Phương án 2: TP sẽ dừng dự án Phát triển giao thông xanh và chấm dứt, thanh lý 12 hợp đồng tư vấn quốc tế, trong nước cùng các nội dung liên quan. Khi triển khai các gói thầu tư vấn quy hoạch TP Thủ Đức, thành phố sử dụng ngân sách khi đầu tư lại mạng lưới xe buýt.

Phương án 3: TP dừng tuyến BRT Số 1 trong dự án Phát triển giao thông xanh, nhưng thương thảo với WB và SECO, tiếp tục dùng vốn của nhà tài trợ để xây dựng mạng lưới xe buýt chất lượng cao (hoặc loại hình vận tải hành khách công cộng phù hợp), với lộ trình kết nối tương tự buýt nhanh Số 1 dự kiến hoạt động. Đây là phương án được TCIP kiến nghị UBND TP.HCM lựa chọn.

Khi thực hiện phương án trên, thành phố cũng sẽ đầu tư hệ thống buýt nhánh từ Rạch Chiếc qua các trung tâm đô thị ở TP Thủ Đức; tuyến buýt chất lượng cao kết nối TP Thủ Đức đến sân bay Tân Sơn Nhất; tiếp tục triển khai các gói thầu tư vấn quy hoạch TP Thủ Đức, tổ chức mạng lưới xe buýt... từ vốn của nhà tài trợ.

Theo thông tin dự án, tuyến BRT Số 1 dài 26 km, từ vòng xoay An Lạc đến cầu Rạch Chiếc. Theo hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, dự án đi qua các quận huyện, gồm: Bình Chánh, Bình Tân, 8, 6, 1, TP Thủ Đức. Tuyến cũng xây dựng các hạ tầng kỹ thuật kèm theo như trạm dừng, cầu đi bộ, ga đầu cuối, bãi hậu cần, hệ thống quản lý hiện đại... Hiện, dự án đã được trình thẩm định các gói thầu xây lắp, dự kiến thi công từ tháng 7/2022 và khai thác cuối năm 2023.

Dự án xây dựng buýt nhanh Số 1 được phê duyệt năm 2013, tổng mức đầu tư gần 156 triệu USD. Năm ngoái, dự án được điều chỉnh giảm còn 143 triệu USD. Đây là tuyến đầu tiên trong tổng 6 tuyến BRT được quy hoạch ở TP.HCM.

HiệnTP.HCM có hơn 2.000 xe buýt hoạt động trên 127 tuyến. Trước đó hồi tháng 3, thành phố thí điểm tuyến buýt điện cỡ lớn kết nối khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) đến Bến xe buýt Sài Gòn (quận 1). Đây là tuyến đầu tiên đưa vào hoạt động trong 5 tuyến buýt điện với tổng cộng 77 xe do VinFast sản xuất (mỗi xe khoảng 6,5 tỷ đồng). 4 tuyến còn lại chuẩn bị đưa vào khai thác.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xem xét kiến nghị về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

    20:00, 11/08/2022

  • Đổi mới cơ chế trợ giá xe buýt

    01:00, 07/08/2022

  • Đổi mới trợ giá xe buýt để xóa bỏ cơ chế xin - cho

    04:00, 04/08/2022

  • Quy hoạch “đẩy” vận tải xe buýt vào “ngõ cụt”?

    03:00, 03/08/2022

  • Vực dậy vận tải xe buýt

    04:00, 02/08/2022

  • Được trợ giá, xe buýt vẫn “chết yểu”: “Chiếc áo” cơ chế đã quá chật?

    04:10, 21/07/2022

  • "Loay hoay" giải pháp "đóng - mở” trong quản lý xe buýt

    00:00, 29/07/2022

NGÂN GIANG