Đồng Nai: Quy hoạch 21 phân khu để tạo động lực bứt phá?

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 19/09/2022 01:38

Cùng với phát triển công nghiệp, logistics… Đồng Nai đang quy hoạch 21 phân khu để tập trung cho phát triển đô thị, tạo động lực để Đồng Nai bứt phá.

>>Vì sao Đồng Nai bị “rớt” khỏi top 10 tỉnh, thành về thu hút đầu tư?

Quyhoạch đô thị sẽ điểm nhấn

Theo đánh giá của các chuyên gia, Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển lĩnh vực phát triển đô thị. Bởi địa phương này nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam bộ, với mấy thập niêm vừa qua có tốc độ thu hút đầu tư, công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng mạnh mẽ và dân số cơ học tăng nhanh. Các nghiên cứu mới đây dự báo quy mô dân số, đến năm 2025, Đồng Nai sẽ đạt khoảng 4 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa cũng sẽ khoảng 60% dân số. Do đó, nhu cầu nhà ở vốn đã tăng mạnh trong 2 thập niên vừa qua sẽ tiếp tục duy trì đà tăng cao.

Cùng với phát triển công nghiệp, logistics… Đồng Nai đang quy hoạch 21 phân khu để tập trung cho phát triển đô thị.

Cùng với phát triển công nghiệp, logistics… Đồng Nai đang quy hoạch 21 phân khu để tập trung cho phát triển đô thị.

Đặc biệt, một động lực lớn thúc đẩy phát triển đô thị tới đây là loạt các dự án hạ tầng lớn mang tầm quốc gia đang và sắp triển khai thực hiện tại Đồng Nai như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây, Biên Hòa- Vũng Tàu, Phan Thiết- Dầu Giây; Bến Lức- Long Thành; Đường Vành đai 3- TP.HCM…

Trên thực tế, các dự án hạ tầng giao thông đã mở ra không gian rộng mở cho phát triển các đô thị. Do đó, trong giai đoạn hiện tại công tác lập quy hoạch vùng huyện và quy hoạch Tỉnh, Đông Nai đang tính toán và dành nhiều ưu tiên cho phát triển các đô thị. Nhất là các vùng đô thị gắn với cảng hàng không quốc tế, cao tốc và cảng biển.

Đáng chú ý, phát biểu tại các cuộc họp góp ý kiến về lập các quy hoạch gần đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã hé lộ một vài nét phác thảo bức tranh đô thị hiện đại gắn với các đặc thù về hạ tầng. Theo đó, giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn xa hơn, Tỉnh sẽ tập trung phát triển 5 vùng đô thị bao gồm: các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành.

Các đô thị sẽ được nâng cao một bước trình độ thiết kế và chất lượng trên nền tảng quy hoạch, hiện đại hóa đạt trình độ quốc tế. Khi các quy hoạch được phê duyệt, công tác quản lý, giám sát quy hoạch sẽ được trú trọng để theo đúng quy định và căn chỉnh những nét phát triển có tính bộc phát vừa qua – ông Dũng nói.

>>Đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng xây cầu kết nối TP.HCM - Đồng Nai

tạo động lực phát triển

Cũng theo ông Dũng, hiện nay, Đồng Nai đang dành nhiều nguồn lực, tiên hoàn thiện các quy hoạch, nhất là quy hoạch Tỉnh. Tháng 6/2022 UBND Tỉnh đã ký kết hợp đồng Tư vấn lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với Công ty Roland Berger (Đức).

Dự kiến, Quy hoạch này sẽ hoàn thiện trong vòng 7 tháng để công bố xin ý kiến rộng rãi trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai thì, các chuyên gia hàng đầu đang dốc sức xây dựng cho Đồng Nai bản quy hoạch tốt nhất, vừa có tính kế thừa, vừa phát huy tiềm năng thế mạnh hạng tầng mà còn đề xuất các ý tưởng, công trình đô thị sống mãi với thời gian.

ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, chia sẻ: Với lợi thế có cảng hàng không quốc tế Long Thành, định hướng phát triển đô thị Long Thành sẽ theo mô hình thành phố sân bay

Ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, chia sẻ: Với lợi thế có cảng hàng không quốc tế Long Thành, định hướng phát triển đô thị Long Thành sẽ theo mô hình thành phố sân bay.

Đặc biệt, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch tỉnh Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết: Quy hoạch Tỉnh có vai trò hết sức quan trọng, tạo động lực trong định hướng phát triển và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế trong giai đoạn tới đây. Tận dụng cơ hội này, Đồng Nai kỳ vọng sẽ có một quy hoạch chất lượng, với nhiều ý tưởng mới mẻ, đột phá mang tầm quốc tế, dài hạn. Quy hoạch Tỉnh sẽ phải đảm bảo hoạch định sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa các vùng, các lĩnh vực, cân đối các nguồn lực và thế mạnh cho phát triển kinh tế- xã hội.

Trong đó, phát triển đô thị sẽ được Đồng Nai tập quan tâm, ưu tiên phát triển nhằm khai thác tối đa lợi thế từ tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và các dự án hạ tầng quan trọng. Theo đó, phát triển đô thị xanh, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số sẽ là điểm nhấn. Đơn cử như, vùng đặc thù cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được xác định hạt nhân phát triển đô thị Long Thành, các tuyến cao tốc kết nối liên vùng Đông Nam bộ, cảng biển gắn với logistics, các trung tâm khu công nghiệp – ông Dũng nói.

Ông Dũng cho biết thêm, hiện tại, TP.Biên Hòa cũng đang tăng tốc để lập, trình phê duyệt các đồ án quy hoạch 21 phân khu. Theo đó, điểm nhất là phát triển đô thị theo dọc các trục giao thông trọng điểm như đường ven sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu), đường trục trung tâm TP.Biên Hòa (đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn) như đô thị cù lao Hiệp Hòa hay đô thị chuyển đổi công năng quỹ đất của Khu công nghiệp Biên Hòa 1… Để phù hợp nhu cầu phát triển thực tế, TP.Biên Hòa hiện cũng đang lập điều chỉnh quy hoạch chung TP.Biên Hòa. Tương tự, huyện Nhơn Trạch cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng Đồng Nai thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đô thị mới Nhơn Trạch được tái định hình cho phát triển để phù hợp với tầm vóc mới. Trong khi đó, TP.Long Khánh (tháng 4/2022) cũng đã công bố Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung theo hướng trở thành đô thị loại II với đặc điểm xanh, văn minh, an toàn, hiện đại với hệ thống giao thông có tính đồng bộ, kết nối liên vùng cao, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng. Đối với đô thị huyện Trảng Bom cũng hướng tới mục tiêu sẽ là trung tâm phục vụ cho khu công nghiệp, logictics và giao thông quá cảnh với 5 phân khu đô thị hiện đại.

Còn theo ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, chia sẻ: Với lợi thế có cảng hàng không quốc tế Long Thành, định hướng phát triển đô thị Long Thành sẽ theo mô hình thành phố sân bay. Mục tiêu tương lai sẽ xây dựng, nâng cấp lên đô thị loại III vào năm 2030, đến năm 2040 trở thành trung tâm đô thị - công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao cấp quốc tế. Hiện tại, quy hoạch vùng huyện Long Thành đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân, các chuyên gia.

Như vậy, cùng với phát triển công nghiệp, logistics… Đặc biệt, tới đây, trong quy hoạch của tỉnh, nội dung tập trung phát triển đô thị sẽ được Đồng Nai tập trung phát triển nhanh, nhằm khai thác tối đa lợi thế từ tốc độ đô thị hóa và các dự án hạ tầng quan trọng đang triển khai đầu tư trên địa bàn. Và đây chính là thế mạnh nổi bật của tỉnh Đồng Nai trong không gian phát triển vùng Đông Nam bộ.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Bộ GTVT từ chối mở rộng quốc lộ 20 tại Đồng Nai?

    12:07, 14/09/2022

  • Chung kết Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2022

    15:23, 05/09/2022

  • Techfest Đồng Nai: Truyền cảm hứng và tôn vinh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    09:36, 27/08/2022

  • Vì sao Đồng Nai bị “rớt” khỏi top 10 tỉnh, thành về thu hút đầu tư?

    00:10, 23/08/2022

  • Đồng Nai: Lo ngại nhiều phương tiện rình rập sự an toàn cuộc sống người dân?

    10:02, 19/07/2022

  • Đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng xây cầu kết nối TP.HCM - Đồng Nai

    00:05, 14/07/2022

  • Đồng Nai: Nhiều khó khăn, vướng mắc trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

    09:25, 12/07/2022

  • Đồng Nai: Hiện tượng chảy máu chất xám ngành y tế?

    04:51, 02/07/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc tại Đồng Nai, Lâm Đồng

    20:05, 25/06/2022

HƯƠNG GIANG - DUY LONG