Thanh Hóa: Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng tại các cụm công nghiệp

KIM OANH - HOÀI ANH 20/09/2022 15:53

Xác định mục tiêu trở thành tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp của khu vực trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp nhằm thu hút nhà đầu tư.

>>Thanh Hóa: Những dấu hiệu phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp

Phát triển ngành công nghiệp theo chiều sâu                     

Trong  những  năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa bứt phá để đứng vào tốp đầu các tỉnh thu hút đầu tư lớn của cả nước. Nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước, công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 7,8%, thu nhập bình quân đầu người nhờ đó cũng tăng cao.

Thanh Hóa luôn trú trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng CCN

Thanh Hóa luôn trú trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp

 Tính đến năm 2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa  đã quy hoạch phát triển 91 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp), với tổng diện tích 3.382,66 ha. Trong đó, đã thành lập được 38 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.398,54 ha, tổng mức đầu tư đăng ký 9.875,4 tỷ đồng, vốn đầu tư hiện đạt 1.666,2 tỷ đồng. Trong số 38 cụm công nghiệp đã được thành lập, có 5 cụm cơ bản hoàn thành hạ tầng theo giai đoạn, đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất. Các cụm công nghiệp còn lại đang làm thủ tục đầu tư để triển khai xây dựng.

Riêng TP. Thanh Hóa có 3 khu công nghiệp lớn. Đó là các KCN Khu công nghiệp Lễ Môn, Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga, Khu công nghiệp Hoàng Long. Trong đó các khu công nghiệp đã thu hút được hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với tỷ lệ lấp đầy hơn 90%.

>>Thanh Hóa: Khai hội du lịch biển Hải Tiến năm 2022

Tại các huyện như Hoằng Hóa cũng có nhiều cụm công nghiệp được thành lập, cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa được thành lập theo Quyết định số 1085/QĐ-UBND của UBND tỉnh. cụm công nghiệp nằm trên địa phận 2 xã Hoằng Kim và Hoằng Phú, có diện tích quy hoạch 50 ha, do Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thanh Hóa làm chủ đầu tư hạ tầng, tổng mức đầu tư khoảng 180 tỷ đồng.

Để cụm công nghiệp thực hiện được mục tiêu về phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, những năm qua, chủ đầu tư và UBND huyện Hoằng Hóa đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, đồng thời, thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, hiện cụm công nghiệp đã thu hút được 7 nhà đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 200 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động.

Trong đó, riêng dự án của Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (doanh nghiệp FDI Nhật Bản), có quy mô diện tích đăng ký 27,5 ha. Hiện Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thanh Hóa đã có báo cáo, đề xuất phương án nâng cấp cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa thành khu công nghiệp, với tổng diện tích 300 ha.

Hay tại huyện Triệu Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Quyết định số 4269/QĐ-UBND về việc thành lập cụm công nghiệp liên xã Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, với diện tích khoảng 50 ha, tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng. cụm công nghiệp được cơ cấu các ngành nghề, như may mặc, cơ khí, chế tạo, sản xuất các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công nghiệp, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, chế biến lâm - nông sản, sản phẩm nhựa, thức ăn gia súc, gia cầm... và các ngành nghề khác có liên quan.

>>Thanh Hóa: Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công

Việc quy hoạch, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đã mang lại những lợi ích lớn lao về mặt kinh tế - xã hội đối với tỉnh nhà. Các cụm công nghiệp góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm các ngành công nghiệp phụ trợ cho các tập đoàn lớn, dự án lớn mà tỉnh đã và đang thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT). Đồng thời, khai thác tiềm năng của các vùng miền, các địa phương, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hạ tầng ở các cụm công nghiệp về cơ bản đang thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và khu vực dân cư cận kề.

Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều Cụm công nghiệp (cụm công nghiệp) đã đi vào hoạt động. Thế nhưng, cho đến nay cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống xử lý môi trường của không ít cụm công nghiệp nơi bị thiếu, nơi đã xuống cấp trầm trọng, khó phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh như mong đợi.

Nhiều cụm công nghiệp đang đẩy mạnh tiến độ để sớm đi vào hoạt động

Nhiều cụm công nghiệp đang đẩy mạnh tiến độ để sớm đi vào hoạt động

Theo ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh luôn ưu tiên trong việc thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp, đây được xem là cơ sở quan trọng để thu hút các doanh nghiệp đến thuê đất, đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nhiều dự án gặp khó khăn trong công tác GPMB, chuyển đổi đất lúa, yêu cầu trong vòng 10 ngày các địa phương rà soát kế hoạch chuyển đổi đất lúa đối các cụm công nghiệp đang hoàn chỉnh thủ tục đầu tư gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo, sớm trình UBND tỉnh kịp thời giải quyết.

Đối với các cụm công nghiệp còn vướng mắc thủ tục đầu tư về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch... yêu cầu UBND các địa phương tập trung, phối hợp với chủ đầu tư tích cực hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ông Mai Xuân Liêm cũng nhấn mạnh mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa là thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp đồng bộ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành các ngành công nghiệp phụ trợ cho các tập đoàn lớn mà tỉnh thu hút đầu tư vào các KCN, KKT. Đồng thời khai thác tiềm năng của các vùng miền, các địa phương. Cụ thể vừa qua, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị Quyết về các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các cụm công nghiệp như chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản như đầu tư, nâng cấp đường sá, cầu cống, điện, nước; đặc biệt, sẽ hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt chuẩn để giảm tải áp lực về môi trường, hạ tầng giao thông lên các địa phương có cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa: 2 dự án lọt vào chung kết cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp - đổi mới sáng tạo”

    Thanh Hóa: 2 dự án lọt vào chung kết cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp - đổi mới sáng tạo”

    12:29, 20/09/2022

  • Thanh Hóa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến các thế hệ trẻ

    Thanh Hóa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến các thế hệ trẻ

    21:23, 19/09/2022

  • Nga Sơn (Thanh Hóa): Khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế

    Nga Sơn (Thanh Hóa): Khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế

    16:59, 18/09/2022

KIM OANH - HOÀI ANH