Kiên Giang: Hướng đến nền hành chính phục vụ

LƯU VÂN 20/10/2022 11:16

Tỉnh Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, đẩy mạnh giải ngân trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

>>Kiên Giang: "Khơi thông" nhiều ách tắc liên quan đến hạ tầng, đầu tư, thủ tục hành chính

Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang xác định thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính từ tư duy “cấp phép” sang tư duy “phục vụ”, xem người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. 

 Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kiên Giang

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kiên Giang 

Theo ông Phùng Quốc Bình, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang, để góp phần cùng tỉnh triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 17/2022 của UBND tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 trên địa bàn tỉnh, Sở đã tập trung triển khai có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm.

4 nhiệm vụ trọng tâm

Thứ nhất: Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển.
Thứ hai: Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; tiếp tục sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, trách nhiệm; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

>>Kiên Giang khánh thành Trung tâm đào tạo và sát hách hạch lái xe 180 tỷ đồng

Thứ ba: Trong năm 2022, Sở tập trung sắp xếp kiện toàn, tăng cường nhân lực và trang thiết bị để nâng cao năng lực Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ là đơn vị tạo quỹ đất, tổ chức đấu giá đất bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh; đồng thời cải thiện tiến độ đo đạc, tư vấn lập phương án bồi thường, GPMB cho các dự án trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư: Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; đảm bảo khai thác tiết kiệm, hợp lý gắn liền với các giải pháp phục hồi.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm; đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là tại các KCN, CCN, làng nghề, các cơ sở thu dung, điều trị. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các cơ sở, khu vực ô nhiễm đã được cử tri phản ánh.

Công khai minh bạch

Theo ghi nhận của các doanh nghiệp trên địa bàn, thời gian qua Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang luôn xác định công tác dân vận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Phấn đấu thực hiện phương châm “Biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin”… Đồng thời, nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị; Thực hiện nghiêm việc xin lỗi người dân và doanh nghiệp đối với các hồ sơ giải quyết trễ hẹn; đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ, rà soát và công khai minh bạch trong việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền; Tăng cường tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ảnh của các tổ chức và cá nhân có liên quan…

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang

Nhìn nhận việc cải cách TTHC, tăng tính minh bạch trong quản lý đất đai, ông Bình chỉ rõ, từ năm 2012 đến nay, tỉnh cũng đã từng bước triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thông qua Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, đạt nhiều kết quả: có 05/15 địa phương đã hoàn thành, đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu địa chính; Phấn đấu đến cuối năm 2024 toàn bộ hồ sơ đất đai được vận hành; Khi tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống mạng nội bộ tỉnh chỉ thực hiện việc đối soát thông tin in Giấy chứng nhận và trình ký, thời gian giải quyết từ 2-4 ngày (giảm từ 3-5 ngày so với trước đây).

“Sở cũng đang rà soát tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng trên địa bàn Kiên Giang để công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát trong việc quản lý, sử dụng đất…” ông Bình nhấn mạnh.

Phạm Thị Như Phượng - Tổng giám đốc CIC Group:
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Về phía chính quyền, sự phát triển nhanh của các thành phố như Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên khiến bộ máy chính quyền chưa thay đổi bắt kịp được, khi trước đó họ đang là bộ máy cấp huyện. Chính vì vậy người dân cũng như các doanh nghiệp cũng phải tự nâng lên về trình độ, cách làm việc, phải tìm hiểu thông tin, việc gì cũng đưa lên chính quyền sẽ bị quá tải. Về lâu dài rất mong Sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh có những cơ chế, chính sách kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, thu hút nguồn nhân lực để đảm bảo cho sự phát triển của Kiên Giang và sự phát triển đó phải mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Kiên Giang quyết tâm “lội ngược dòng” giải ngân vốn đầu tư công

    Kiên Giang quyết tâm “lội ngược dòng” giải ngân vốn đầu tư công

    16:00, 21/09/2022

  • Kiên Giang “không giấu bệnh” để nâng cao chỉ số PCI

    Kiên Giang “không giấu bệnh” để nâng cao chỉ số PCI

    14:21, 23/08/2022

  • Kiên Giang:

    Kiên Giang: "Khơi thông" nhiều ách tắc liên quan đến hạ tầng, đầu tư, thủ tục hành chính

    18:07, 24/07/2022

LƯU VÂN