Tiền Giang xây dựng nền tảng niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp
“Sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp sẽ là nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo.”- ông Nguyễn Đình Thông nhấn mạnh.
>>Bộ chỉ số DDCI Tiền Giang: Đòn bẩy giúp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã và hộ sản xuất, kinh doanh là minh chứng cụ thể nhất cho những nỗ lực bền bỉ cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tiền Giang.
Theo báo cáo của Sở KH&ĐT Tiền Giang, ước đến cuối năm 2022 có 920 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là 6.100 doanh nghiệp. Đây cũng là năm có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất tại Tiền Giang từ trước tới nay. Con số này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh địa Tiền Giang đang đẩy mạnh thực hiện phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.
“Đo” chất lượng điều hành
Tuy nhiên, nêu nhìn vào nỗ lực bền bỉ của Tiền Giang trong cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh những năm gần đây sẽ thấy những dư địa lớn hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Minh chứng, năm 2021, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Tiền Giang đứng thứ 33/63 trong bảng xếp hạng với 64,41 điểm; tăng 12 bậc và tăng 1,63 điểm so với năm 2020; có 6 chỉ số thành phần tăng điểm, có 4 chỉ số thành phần giảm điểm.
>>Tiền Giang mở rộng không gian phát triển kinh tế
Nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2022 và các năm tiếp theo, Tiền Giang đã triển khi Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Tiền Giang năm 2022. Ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: việc xây dựng chỉ số DDCI phù hợp với quy mô sở ban ngành và địa phương, đảm bảo vừa phản ánh đầy đủ các chỉ số thành phần PCI, vừa có thể triển khai được trên thực tế. Tổ chức thực hiện đánh giá và công bố bộ Chỉ số DDCI tỉnh Tiền Giang năm 2022 và các năm tiếp theo sẽ được gắn với công tác kiểm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc và xếp loại thi đua của các sở, ban, ngành, các huyện, thành thị.
“Thực hiện DDCI cũng thể hiện quyết tâm cao của tỉnh Tiền Giang trong việc minh bạch thông tin, nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Trên cơ sở kết quả công bố Bộ chỉ số DDCI năm 2022, tỉnh sẽ nghiêm túc rà soát những điểm nghẽn, khâu yếu gắn với xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức.”- ông Thông chia sẻ.
Tăng tốc...
Với những nền tảng đã có, năm 2023, Tiền Giang đặt mục tiêu thành lập mới 830 doanh nghiệp, tăng 23,9% so với kế hoạch năm 2022. Tỉnh cũng đặt mục tiêu thu hút 22 dự án mới (12 dự án trong nước, 10 dự án ngoài nước) từ các thành phần kinh tế khác với tổng vốn đầu đăng ký khoảng 29.000 tỷ đồng, tăng 77,4 % so với năm 2022. Trong đó, có các dự án lớn như: Đường Hùng Vương nối dài vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng; KCN Tân Phước 2 vốn đầu tư 3.255 tỷ đồng; KCN Soài Rạp vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng; Khu đô thị mới huyện Cai Lậy, phía Tây sông Bình Long vốn đầu tư 1.694 tỷ đồng... các dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP. Mỹ Tho. Ngoài ra, tập trung thu hút các dự án để lấp đầy KCN Long Giang, CCN Gia Thuận 1; hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư dự án thứ cấp vào KCN Bình Đông, KCN Tân Phước 1, CCN Thạnh Tân và CCN Mỹ Phước Tây.
>>Tiền Giang: Doanh nghiệp thay đổi để phát triển bền vững
Để làm được điều đó, trong năm 2023, Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Kế hoạch hành động số 262/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện và hoàn thành hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 11/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ.
Cụ thể, Tiền Giang sẽ tập trung rà soát, tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần phục hồi nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh để các doanh nghiệp phát triển ổn định.
Đẩy nhanh lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, nhất là về y tế, kiểm dịch động thực vật, xử lý nước thải, môi trường, bảo đảm phù hợp với năng lực, điều kiện sản xuất trong nước; hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý các vấn đề tồn đọng, dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh sẽ tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, xây dựng kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những lĩnh vực cần sự công khai minh bạch. Nghiên cứu theo hướng dành một phần không gian cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động công nghiệp hỗ trợ, phát triển nhà ở cho công nhân.
Có thể bạn quan tâm