Thái Bình: Kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến ngao xuất khẩu 70.000 tấn/năm

LAN VŨ 18/02/2023 15:17

Chiếm gần 50% sản lượng ngao toàn quốc, Thái Bình đang chủ trương kêu gọi đầu tư dự án nhà máy sơ chế, chế biến ngao xuất khẩu công suất 70.000 tấn/năm.

>>>"Cánh cửa" EVFTA chưa rộng mở với ngành xuất khẩu thủy sản

>>>Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ giảm?

Đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Mỹ và EU

Được biết, ngay từ năm 2013 UBND tỉnh Thái Bình đã đưa nhà máy chế biến ngao công suất 70.000 tấn/năm vào danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư của tỉnh với nhiều chính sách ưu đãi. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Thái Bình tiếp tục đưa dự án vào danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư.

Trong xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay, ngao có tiềm năng to lớn, thích hợp cho chiến lược phát triển nuôi biển

Trong xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay, ngao có tiềm năng to lớn, thích hợp cho chiến lược phát triển nuôi biển

Theo quyết định, dự án có tổng với đầu tư dự kiến là từ 50 triệu USD trở lên, được đặt tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tiền Hải – nơi có diện tích nuôi ngao bãi triều lớn nhất tỉnh Thái Bình.

Mục đích của dự án là đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và lắp đặt máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ sơ chế, chế biến ngao xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Nếu được đầu tư, Nhà máy sơ chế, chế biến ngao xuất khẩu sẽ thu mua, chế biến sản phẩm ngao của 4 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Mỹ và EU. Đồng thời, gia tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản chủ lực của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

Để khuyến khích đầu tư, tỉnh Thái Bình áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp 10 – 20% trong 10 – 15 năm;  miễn thuế 2 - 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 - 9 năm tiếp theo; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 3 năm…

Nuôi ngao ở các bãi triều đang là tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Trong những năm gần đây, diện tích nuôi ngao, sản lượng và giá trị ngao nuôi tăng đáng kể. Ước tính mỗi năm sản lượng ngao nuôi ở Thái Bình đạt hơn 100 ngàn tấn và đang là địa phương đứng đầu cả nước và chiếm tới 44% sản lượng ngao của toàn quốc. Nhưng hiện toàn tỉnh mới chỉ có 1 công ty chế biến ngao xuất khẩu, đó là Công ty TNHH Nghêu Thái Bình, nguồn nguyên liệu thu mua hoàn toàn từ địa phương, xuất sang thị trường EU, Nhật Bản…

Theo lãnh đạo Công ty Nghêu Thái Bình, ngao là loại nhuyễn thể vỏ nên trọng lượng rất nặng, trong khi giá bán lại rẻ. Nếu tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Xuất khẩu mới chính là hướng đi bền vững, đem lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm ngao nuôi.

Nhiều tiềm năng

>>>Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: tiềm năng nhưng nhiều thách thức

>>>Triển vọng xuất khẩu thủy sản

Với bờ biển dài trên 54 km cùng với nhiều hệ thống cửa sông đổ ra biển đã tạo cho Thái Bình vùng bãi triều có dòng chảy mang nhiều nguồn phù sa nên rất phù hợp cho việc nuôi ngao.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, năm 2005 diện tích nuôi ngao toàn tỉnh mới có 850ha, năng suất 11,16 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 9.150 tấn. Sau 5 năm (2010) diện tích nuôi ngao toàn tỉnh đã tăng lên 1.089ha, năng suất 27,66 tấn/ha, sản lượng đạt trên 30 nghìn tấn.

hiện toàn tỉnh có gần 3.200 ha diện tích nuôi ngao bãi triều, trong đó 2.500ha nuôi ngao thương phẩm.

Hiện toàn tỉnh có gần 3.200 ha diện tích nuôi ngao bãi triều, trong đó 2.500ha nuôi ngao thương phẩm.

Theo Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình, hiện toàn tỉnh có gần 3.200 ha diện tích nuôi ngao bãi triều, trong đó 2.500ha nuôi ngao thương phẩm.

Năm 2022, sản lượng nuôi ngao thương phẩm toàn tỉnh đạt 122.500 tấn, chiếm 67,36% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Giá trị đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng 321,28 tỷ đồng so với năm 2021, chiếm 58,59% giá trị nuôi trồng thủy sản. Trong đó có khoảng 10% ngao thương phẩm được xuất khẩu chính ngạch, 45% tiêu thụ nội địa, còn lại là xuất khẩu tiểu ngạch.

Thực tế từ các hộ nuôi ngao cho thấy, đây là loài dễ nuôi, ít bệnh tật, không tốn thức ăn, thị trường dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao. Bình quân 1ha ngao thương phẩm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng, ngao giống cho doanh thu từ 800 – 850 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nuôi ngao thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, như không được quy hoạch tổng thể, phương thức, thời gian cho thuê và mức thu tiền sử dụng đất mặt nước chưa có sự thống nhất. Cơ sở hạ tầng chủ yếu do người dân bỏ tiền ra đầu tư, chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều hộ nuôi ngao chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi ngao nên khi gặp thời tiết bất lợi đã dẫn đến ngao chết hàng loat, gây tổn thất về kinh tế và môi trường...

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp Thái Bình vẫn xác định nuôi ngao là thế mạnh để tạo ra sản phẩm hàng hóa cho giá trị kinh tế cao nhưng phải dựa trên sự phát triển có quy hoạch, đầu tư, quản lý của Nhà nước.

Theo đó, UBND tỉnh Thái Bình có kế hoạch định hướng vùng quy hoạch nuôi ngao tại bãi triều đến năm 2030 rộng khoảng 14.000ha, gồm 62 ha ươm ngao giống và 1338 ha nuôi ngao thương phẩm (tập trung tại các xã Thụy Trường, Thụy Xuân và Thái Đô, huyện Thái Thụy). 

Có thể bạn quan tâm

  • "Cánh cửa" EVFTA chưa rộng mở với ngành xuất khẩu thủy sản

    04:00, 13/02/2023

  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ giảm?

    Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ giảm?

    03:45, 26/01/2023

  • Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: tiềm năng nhưng nhiều thách thức

    Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: tiềm năng nhưng nhiều thách thức

    03:00, 29/11/2022

  • Xuất khẩu thủy sản: Số hóa để khắc phục “thẻ vàng” IUU

    Xuất khẩu thủy sản: Số hóa để khắc phục “thẻ vàng” IUU

    03:10, 15/11/2022

LAN VŨ