“Trăn trở” siêu dự án cảng biển tại Cần Giờ

NGỌC DƯƠNG - NGUYỄN LONG 11/03/2023 13:47

TP.HCM kỳ vọng siêu dự án cảng biển tại Cần Giờ sẽ tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế biển. Song, không ít ý kiến lo ngại đây sẽ là sự lãng phí nguồn lực quá lớn.

>>Đầu tư cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ: Đề xuất cơ chế đặc thù!

p/TP.HCM đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch xây dựng siêu cảng trung chuyển container tại Cần Giờ

TP.HCM đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch xây dựng siêu cảng trung chuyển container tại Cần Giờ

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến đề xuất đầu tư dự án Cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế Sài Gòn tại khu vực quy hoạch khu bến Cần Giờ do Tập đoàn MSC/TIL cùng Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) và Cảng Sài Gòn nghiên cứu, đề xuất.

Dự án này có quy mô khoảng 7,2 km cầu cảng, tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 teus), công suất thông qua 10 - 15 triệu teus, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỷ USD. Dự án được phân kỳ thành 7 giai đoạn đầu tư, bắt đầu triển khai thi công giai đoạn 1 vào năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2027.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các khu bến trên sông Sài Gòn của cảng biển TP.HCM sẽ thực hiện di dời, chuyển đổi công năng. Như vậy, việc sớm triển khai xây dựng các cảng container của cảng biển trong giai đoạn 2021 - 2030 là cần thiết để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa từ nay đến 2030 của TP.HCM và các tỉnh Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Theo VIMC, trong thời gian qua, đơn vị này đã hợp tác với Công ty MSC trong hoạt động khai thác và phát triển hạ tầng cảng biển tại Việt Nam. MSC là hãng tàu container hàng đầu thế giới, khai thác đội tàu hơn 625 chiếc, bao gồm nhiều tàu container siêu lớn. Sự tham gia, đồng hành của các hãng tàu lớn, có mạng lưới vận tải toàn cầu như MSC sẽ góp phần vào sự thành công của dự án này.

>>VIMC đề xuất chỉ định thầu cho siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ

>>Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nói gì về siêu dự án lấn biển Cần Giờ?

Mặc dù có tiền đề địa kinh tế và lợi thế rất lớn, nhưng TP.HCM đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản, đánh mất dần lợi thế của nhiều ngành hiện đang là mũi nhọn, như logistics, thương mại gắn với cảng. Cụ thể, cảng Cát Lái và Tân Thuận quá tải và gây ách tắc cho giao thông nội thành.

Các cảng nhánh sông Soài Rạp dù đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô nhưng lại nhanh chóng bị bồi lắng. Hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải trên sông Lòng Tàu dư thừa công suất nhưng thiếu kết nối giao thông và kết nối dịch vụ logistics… Hạ tầng giao thông tại các khu vực cảng biển tại TP.HCM hiện hữu như cụm cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước, cảng Sài Gòn chỉ được kết nối bằng đường bộ, đường thủy (chưa có đường sắt). Một số cụm cảng chưa được kết nối liên thông như cảng Cát Lái, cảng Bến Nghé, cảng Phú Hữu, cảng ITC… Theo ông Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, nay phải tính thêm mạng lưới đường kết nối cho cảng Cần Giờ, thì chắc chắn gặp rất khó khăn.

Ông Hà Ngọc Trường cho rằng nếu đề xuất đầu tư cảng quốc tế container Cần Giờ giai đoạn 1 vào đầu năm 2024 của TP.HCM được thông qua, phải thiết kế nâng cấp đoạn tuyến đường bộ mà xe container chạy qua, đồng thời bổ sung vào quy hoạch các tuyến giao thông kết nối để vận chuyển hàng hóa.

“Nếu cảng container quốc tế Cần Giờ được bổ sung vào quy hoạch thì chỉ nên được thực hiện vào sau năm 2030, khi TP.HCM chắc chắn hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông đảm bảo phục vụ nhu cầu”, ông Hà Ngọc Trường đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ GTVT ủng hộ thực hiện

    Bộ GTVT ủng hộ thực hiện "siêu" cảng Cần Giờ

    04:00, 12/02/2023

  • Về Cần Giờ thăm chiến khu Rừng Sác

    Về Cần Giờ thăm chiến khu Rừng Sác

    01:31, 24/12/2022

  • Siêu cảng Cần Giờ “vắng bóng” trong Quy hoạch cảng biển

    Siêu cảng Cần Giờ “vắng bóng” trong Quy hoạch cảng biển

    00:44, 11/11/2022

NGỌC DƯƠNG - NGUYỄN LONG