Vì sao Nghệ An được bố trí mạng lưới hệ thống Quốc lộ dày đặc?
Với mật độ 10,62km chiều dài Quốc lộ (QL) trên tổng số 100km2 và 0,52km/1000 dân, hiện Nghệ An là địa phương có tổng số chiều dài đường QL lớn, gấp 2,1 lần số chiều dài đường Tỉnh lộ.
Và, việc tổng số chiều dài QL được phân bổ gần như “dày đặc” ở Nghệ An trong thời gian qua cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho công tác thu hút đầu tư hạ tầng nhưng cũng đặt ra không ít thách thức…
Qua thống kê của ngành chức năng, tính đến năm 2021, trên địa bàn Nghệ An hiện có 19.698,88km tổng chiều dài đường bộ các loại, trong đó hệ thống QL, Nghệ An có 1681,69km (chiếm 8,5%); đường tỉnh 797,29km (chiếm 4,05%); đường huyện 3.782,40km (chiếm 19,20%); đường xã 11.882,50km (chiếm 60,32%); đường đô thị 1.32,00km (chiếm 5,75%); đường chuyên dụng 423km (chiếm 2,15%).
Theo đánh giá, tỷ lệ đường bộ phân bổ trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa phù hợp, khối lượng quốc lộ lớn hơn nhiều, tỷ lệ đang ở mức gấp khoảng 2,1 lần khối lượng đường tỉnh.
Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 16 QL với tổng chiều dài 1.681,69 km, trong đó Cục Quản lý đường bộ II quản lý 8 tuyến gồm các quốc lộ QL 1 (gồm cả tuyến tránh), QL.7, QL.46, QL.46B, QL.46C, QL.48C, QL.8C, đường Hồ Chí Minh), Sở Giao thông vận tải được ủy quyền quản lý 8 tuyến gồm các quốc lộ QL.7B, QL.7C, QL.15, QL.16, QL.48, QL.48B, QL.48D, QL.48E. Các QL trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt quy mô từ cấp VI đến cấp II (trong đó chủ yếu đạt cấp V đến cấp III, đạt 88,46%), kết cấu mặt đường chủ yếu là láng nhựa và bê tông nhựa, đạt 99,86%.
>>Kỳ vọng tăng trưởng thương mại khi 03 cảng cạn ở Nghệ An thành hiện thực
>>Cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu gấp rút thi công xuyên lễ
Chưa kể, hiện tại đang triển khai 02 dự án đường bộ cao tốc trên địa bản tỉnh, đó là các dự án Nghi Sơn – Diễn Châu và Diễn Châu – Bãi Vọt thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, tổng chiều dài đoạn qua tỉnh khoảng 87,84 km, quy mô cao tốc 6 làn xe, giai đoạn 1 đang triển khai xây dựng 4 làn xe.
Riêng hệ thống đường tỉnh, tính đến thời điểm quý II/2021, trên địa bàn tỉnh hiện có 39 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 797,29 km, trong đó 17,391 km đường bê tông xi măng; 101,23 km đường bê tông nhựa; 648,93 km đường láng nhựa, còn lại 29,741 km đường cấp phối, đất; chủ yếu đạt quy mô cấp V, VI chiếm 84,81%.
Nếu tính đến đường xã thì tổng chiều dài đường là 19.698,88 km, mật độ đường toàn tỉnh khoảng 1,115 km/km2, cao hơn mật độ trung bình cả nước 0,81 km/km2.
Còn nếu so sánh riêng mật độ đường của loại quốc lộ và đường tỉnh thì tỉnh Nghệ An cũng thuộc diện cao hơn so với mức trung bình của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Trong khi đó, số chiều dài QL ở khu vực Bắc Trung Bộ hiện có 5.346,52km, với mật độ 10,46km/100km2; Cả nước hiện có 24.321km với mật độ 7,34km/100km2.
Chính vì vậy, nhìn vào mạng lưới hệ thống giao thông đường bộ của Nghệ An với mật độ phân bổ các tuyến QL hiện nay chưa phù hợp với hệ thống Tỉnh lộ.
Được biết, lý do vì sao Nghệ An có hệ thống mạng lưới giao thông cấp quốc gia dày đặc là bới từ năm 2016 và 2017, địa phương đã có đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép nâng cấp gần 700km đường tỉnh lộ thành QL. Điều này cũng đồng nghĩa với việc địa phương sẽ mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn lớn hàng năm của Trung ương để đầu tư sửa chữa công trình đường bộ, giảm tải áp lực về ngân sách cho tỉnh, góp phần kết nối giao thông, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng…
>>Doanh nghiệp “nóng ruột” với chính sách hỗ trợ tàu container qua cảng biển Nghệ An
Cụ thể, từ năm 2016, tỉnh Nghệ An đã tập trung rà soát, hướng tuyến và quy hoạch mới nhiều tuyến đường và tham mưu Bộ GTVT phê duyệt, nâng cấp đường tỉnh lên quốc lộ, gồm: quốc lộ 16, 48D, 48E, 7B, 46C với tổng chiều dài gần 700 km. Và khi Tỉnh lộ được nâng lên thành QL, chỉ tính riêng trong năm 2017, Nghệ An được Trung ương hỗ trợ 176 tỷ đồng sửa chữa 64 km các tuyến đường QL. Chưa kể, mỗi năm, để nâng cấp, sửa chữa các tuyến QL trên địa bàn Nghệ An cũng cần đến hàng trăm tỷ đồng kinh phí mới có thể đáp ứng được. Cũng theo hiệu ứng dạng domino, khi tuyến Tỉnh lộ được nâng cấp lên QL thì một số huyện lộ, xã lộ cũng được Nghệ An triển khai “thay tên, đổi họ” cho hàng loạt tuyến đường…
Trong khi đó, theo quy định thì QL được hiểu cơ bản là đường nối liền thủ đô Hà Nội ᴠới trung tâm hành chính cấp tỉnh, quốc lộ chính là đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính ở trên đường bộ hay các đường có ᴠị trí đặc biệt quan trọng đối ᴠới ѕự phát triển kinh tế và хã hội của ᴠùng cũng như các khu ᴠực.
Còn theo Điều 39 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định mạng lưới đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận; đường tỉnh là đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Nghệ An được Bộ, ngành Trung ương chấp thuận cho phép nâng cấp các tuyến Tỉnh lộ thành QL là cơ hội lớn để hiện đại hoá hệ thống mạng lưới giao thông, tạo đà cho việc kết nối vùng miền, thông thương qua lại. Tuy nhiên, thực tế nhiều tuyến QL chậm được nâng cấp, sửa chữa xứng tầm cũng khiến vấn đề ách tắc giao thông xảy ra, gây cản trở không nhỏ trong vấn đề giao thương của doanh nghiệp, người dân.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Nghệ An tập trung tháo gỡ vướng mắc để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
10:29, 04/05/2023
Nghệ An tháo gỡ “điểm nghẽn” trong trong cải cách hành chính
16:31, 02/05/2023
Nghệ An nhận diện điểm nghẽn về các chỉ số thành phần PCI tụt giảm
17:06, 29/04/2023
Nghệ An “bất lực” trước biển báo giới hạn tải trọng liên tục bị tháo dỡ?
00:06, 27/04/2023