Nam Định nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TRUNG THÀNH 02/06/2023 01:20

Để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, tỉnh Nam Định đã xác định đào tạo nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá.

>>>Nam Định: Phát triển tài sản trí tuệ địa phương

Nhận thức rõ việc nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề cho người lao động chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, tỉnh Nam Định đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, có nhiều cơ chế chính sách đào tạo nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Dồi dào nguồn nhân lực

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh Nam Định có trên 1 triệu lao động. Trong đó, có 356,3 nghìn người làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản (chiếm 34,15%); 396,7 nghìn người làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm 38,02%) và 290,3 nghìn người làm việc trong ngành dịch vụ (chiếm 27,83%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74%.

Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định. Hiệu trưởng Đinh Văn Hoản cho biết: Hiện tại trường đào tạo 11 nghề trình độ cao đẳng, 30 nghề trình độ trung cấp, 36 nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng

Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định hiện đào tạo 11 nghề trình độ cao đẳng, 30 nghề trình độ trung cấp, 36 nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng

Nhìn chung, về cơ bản nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đã dần đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỷ luật và tác phong lao động. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh vẫn thiếu khoảng 18.000 - 20.000 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông ngành may mặc, giày da, điện tử. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng, đồng thời, một lượng lao động của tỉnh làm việc tại các tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh nơi có các chính sách thu hút và chế độ đãi ngộ cao hơn.

Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định: Toàn tỉnh hiện có 33 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 26 cơ sở GDNN công lập (gồm 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp và 15 trung tâm) và 7 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Năm 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề được 35.200 người (trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 2.967 người), đạt 100% kế hoạch năm 2022 và đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp lên 48%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,5% (đạt 100% kế hoạch năm, tăng 1,5% so với năm 2021).

Theo ông Đinh Văn Hoản – Hiệu trường Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định cho biết: Hiện tại trường đào tạo 11 nghề trình độ cao đẳng, 30 nghề trình độ trung cấp, 36 nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng. Trong các nghề trường đào tạo, có một nghề cấp độ quốc tế là nghề hàn; cấp độ khu vực ASEAN có 2 nghề là công nghệ ô tô và điện công nghiệp; cấp độ quốc gia là 15 ngành/nghề gồm: Xây dựng và hoàn thiện công trình thuỷ lợi, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, điện tử công nghiệp, may thời trang, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, điện tử dân dụng, công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ, chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản, đúc dát đồng mỹ nghệ, gia công thiết kế sản phẩm mộc, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lễ tân, kỹ thuật chế biến món ăn.

Một trong những điểm nổi bật trong hoạt động đào tạo của nhà trường chính là việc phối hợp với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh thực hiện mô hình “đào tạo kép”, gắn kết chặt chẽ việc thực học, thực hành và trang bị cho học sinh, sinh viên nhiều kỹ năng mềm để thích ứng với môi trường làm việc hiện đại.

Mô hình “đào tạo kép” giúp doanh nghiệp được tham gia vào quá trình đào tạo, thuận lợi tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng; đồng thời giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tạo cơ hội cho sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường.

Các doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu vị trí việc làm, ngành nghề cho các ứng viên là học sinh, sinh viên tại Ngày hội việc làm năm 2023 (ảnh báo Nam Định)

Các doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu vị trí việc làm, ngành nghề cho các ứng viên là học sinh, sinh viên tại Ngày hội việc làm năm 2023 (ảnh báo Nam Định)

Nhiều giải pháp chiến lược

Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định: Với mục tiêu phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 29-9-2022 về thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, xác định phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm.

Phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới.

Đến năm 2025, thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia đạt 80%. Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chất lượng đào tạo của một số trường tiệm cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiệm cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Đến năm 2030, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại. Chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%.

Ông Hoàng Đức Trọng - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nam Định cho biết: Năm 2022, Sở LĐ-TB và XH Nam Định đã nỗ lực khắc phục khó khăn, bám sát kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm, đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 35.011 lượt người lao động (đạt 109,41% kế hoạch năm, tăng 545 lượt người so với năm 2021). Tuyển sinh dạy nghề được 35.200 người (trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 2.967 người) đạt 100% kế hoạch năm.

Năm 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề được 35.200 người, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 2.967 người (ảnh minh họa)

Năm 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề được 35.200 người, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 2.967 người (ảnh minh họa)

Năm 2023, Sở LĐ-TB&XH Nam Định phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cơ bản: Tạo việc làm cho khoảng 32 nghìn lượt người. Tuyển sinh, đào tạo nghề cho khoảng 35.200 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 49% vào cuối năm 2023.

Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định: Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh trong giai đoạn hiện nay là: Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Đẩy mạnh thực thi cơ chế hợp tác “3 Nhà”: Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

    Nam Định: Trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

    09:42, 27/05/2023

  • Nam Định: Tái khởi động dự án nhiệt điện gần 15 năm “án binh bất động”

    Nam Định: Tái khởi động dự án nhiệt điện gần 15 năm “án binh bất động”

    03:54, 27/05/2023

TRUNG THÀNH