Hãy tỉnh táo trước 16 câu hỏi này của nhà tuyển dụng
Vậy làm sao để tránh bị "khớp" khi phỏng vấn và thoát khỏi những "âm mưu" của nhà tuyển dụng. Bạn có thể áp dụng những cách trả lời các câu hỏi tuy đơn giản nhưng đặc biệt nguy hiểm sau:
Làm sao để vượt qua các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách xuất sắc? Đây là câu hỏi khiến nhiều ứng viên đau đầu, bởi những câu hỏi của nhà tuyển dụng tưởng chừng đơn giản, nhưng thực chất sâu xa trong đó là những "bẫy" của nhà tuyển dụng nhằm "moi" thông tin của ứng viên một cách khéo léo để tìm ra được ứng viên hoàn hảo nhất.
Vậy làm sao để tránh bị "khớp" khi phỏng vấn và thoát khỏi những "âm mưu" của nhà tuyển dụng. Bạn có thể áp dụng những cách trả lời các câu hỏi tuy đơn giản nhưng đặc biệt nguy hiểm sau:
1. Hãy giới thiệu cho chúng tôi về bản thân bạn?
Khi được nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này, thay vì ngồi kể về cuộc sống cá nhân của bạn thì bạn nên tập trung nói về những giá trị của bản thân, những gì bạn có thể làm nếu được nhận vào công ty.
Khi giới thiệu bạn nên nói gắn gọn, súc tích đừng dài dòng lan man, bởi đôi khi những thông tin lan man sẽ đi hơi xa lại thành sơ hở vô tình lộ yếu điểm của mình.
2. Bạn hãy mô tả bản thân bằng một từ?
Chắc hẳn đây là câu hỏi quen thuộc của nhà tuyển dụng khi hỏi ứng viên. Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được tính cách, độ tự tin cũng như nhận thức của bản thân giúp họ biết được liệu bạn có phải là ứng viên phù hợp với tiêu chí họ đang tìm kiếm không?
Hầu hết các nhà tuyển dụng bây giờ luôn đòi hỏi ở các ứng viên rất cao như khả năng chịu được áp lực công việc, lạc quan, trung thực, đáng tin cậy và tận tụy. Đây là cơ hội để bạn mô tả những đặc tính tốt nhất của mình mà phù hợp với công việc.
3. Bạn thấy vị trí này thế nào khi so sánh với những vị trí khác mà bạn đang ứng tuyển?
Câu hỏi này có thể làm khó một số ứng viên trẻ, mới ra trường. Nhưng hàm ý của câu hỏi này đấy là nhà tuyển dụng muốn nghe xem liệu "Bạn có đang ứng tuyển cho công việc nào khác không?"
Khi trả lời, đừng nên thật thà nói: "Đây là công việc duy nhất tôi ứng tuyển". Bởi nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người không trung thực.
Vậy bạn nên trả lời như thế nào?: "Tôi cũng đang ứng tuyển ở một số nơi, tuy nhiên, tôi vẫn chưa quyết định đâu là nơi phù hợp nhất cho bước tiến sắp tới của mình."
4. Bạn hãy nêu ba điểm mạnh và ba điểm yếu của mình?
Mỗi công việc sẽ có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau với bạn, vậy nên khi trả lời bạn nên chọn những mặt tích cực hất để nói và nên nói về yếu điểm của mình càng ít càng tốt.
Điểm mạnh của bạn có thể sẽ không phù hợp với các kỹ năng và phong cách làm việc cần thiết cho công việc. Nên tốt nhất là chuẩn bị câu hỏi này trước, hoặc bạn sẽ có nguy cơ bị loại cao.
5. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn biết suy nghĩ của bạn về công ty của họ, muốn xem bạn đã nghiên cứu công ty họ như thế nào và bạn yêu thích công việc này đến mức nào.
Họ cũng muốn biết rằng bạn sẵn sàng làm việc; rằng bạn nhiều năng lượng; bạn có thể đóng góp nhiều cho công ty; bạn hiểu nhiệm vụ và mục tiêu của họ; và bạn muốn trở thành một phần của sứ mệnh đó.
6. Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?
Đây là câu hỏi rất nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn để hỏi ứng viên nhằm đánh giá về con người bạn xem liệu bạn có phải là người nhanh chán công việc không?... Vậy nên, khi trả lời hãy thận trọng để tránh bị nghi ngờ vì rất có thể bạn sẽ bị thất bạn trước câu hỏi này.
7. Điều bạn tự hào nhất trong sự nghiệp của mình là gì?
Họ muốn hiểu về thứ bạn đam mê, bạn cảm thấy mình giỏi ở mặt nào, và liệu bạn tự hào về công việc của mình không.
Đây là lúc nhà tuyển dụng muốn nghe bạn nói nhiều hơn, chính vì thế hãy nói một cách rành mạch, đầy năng lượng để người nghe có thể cảm nhận được sự hứng thú, súc tích và nhiệt huyết khi bạn đã trải qua công việc đó.
8. Bạn hợp và không hợp với kiểu sếp và đồng nghiệp nào nhất, tại sao?
Trong công việc hiện nay, các nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên có thể hòa đồng và làm việc nhóm tốt với tất cả mọi người, vì thế bạn nên trả lời khéo léo để tránh bị nhà tuyển dụng đánh giá là khó tính, không hòa đồng.
Đây không phải là lúc để kể về những thiếu sót cá nhân. Đây là cơ hội để nói về những đặc điểm mà bạn ngưỡng mộ ở người khác và thể hiện rằng mình đủ linh hoạt để làm việc với nhiều kiểu người.
9. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc trở thành một doanh nhân chưa?
Trong câu hỏi này, bạn có thể nói dối rằng mình từng nghĩ đến việc kinh doanh hoặc từng làm việc độc lập, rằng bạn đã trải nghiệm hoặc suy nghĩ về nó, nhưng nó không phù hợp với bạn... điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tin tưởng về sự gắn bó lâu dài của bạn với công ty. Tuyệt đối đừng thành thật mà nói về những mong muốn trở thành sếp của mình, nó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về sự hợp tác lâu dài của bạn và khi bạn đã cứng cáp bạn sẽ bỏ ra đi.
Hoặc bạn cũng có thể trả lời bằng cách giải thích chính xác tại sao công ty của họ lại hấp dẫn bạn.
10. Nếu được nhận vào bất kỳ công ty nào, đâu sẽ là sự lựa chọn của bạn?
Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng muốn biết công ty họ có phải là lựa chọn hàng đầu của bạn không. Vậy nên khi được hỏi vấn đề này, bạn nên tập chung vào công ty hiện tại đi, đừng quá lan man ra nhiều công ty khác, vô tình bạn sẽ lộ ra yếu điểm rằng bạn đang quan tâm đến một công ty nào đó chứ không phải là nơi bạn đang phỏng vấn đây.
Bạn có thể trả lời đại loại như: "Trên thực tế, tôi đã nghiên cứu rất nhiều công ty, và công ty này có vẻ phù hợp với tôi. Thật thú vị vì công ty đang làm trong ngành…, và tôi rất muốn đóng góp."
11. Tại sao bạn lại bị sa thải?
Tất nhiên, khi ai bị sa thải cũng cảm thấy cay cú, khó chịu với sếp cũ. Đừng nhân cơ hội này mà nói xấu họ trước mặt nhà tuyển dụng, điều đó sẽ khiến bạn không được đánh giá cao
Lúc này, bạn nên kiềm chế sự bực tức này lại, vui vẻ trả lời một cách tự tin thể hiện bạn đã sẵn sàng cho một công việc mới ở một nơi tốt hơn.
12. Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn kiếm được 5 triệu đô?
Chắc hẳn ai khi nhận được số tiền đó sẽ nghĩ sẽ nghỉ việc để đi đầu tư cái khác hoặc gửi ngân hàng ăn lãi ở nhà thôi đúng không? Nhưng khi nói với nhà tuyển dụng thì bạn đừng nên nói ra suy nghĩ này, bởi đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem liệu công việc này có phải là đam mê của bạn?
13. Bạn đã bao giờ bị yêu cầu làm việc không liêm chính bởi người giám sát hoặc đồng nghiệp chưa? Hãy kể cho chúng tôi nghe về nó.
Nhà tuyên dụng đang đánh giá đạo đức của bạn bằng cách hỏi bạn một tình huống tế nhị. Bạn có xử lí khôn khéo không? Có phản ứng dữ dội không? Quá trình suy nghĩ của bạn như thế nào?
Họ muốn biết bạn giải quyết những vấn đề nhạy cảm ra sao và cũng cảnh giác với những người nói xấu sếp cũ. Hãy trả lời rõ ràng, súc tích, và chuyên nghiệp, mà không tiết lộ bất kỳ hành động nội bộ nào của người sếp cũ.
14. Hãy cho chúng tôi biết lý do khiến ai đó không thích làm việc với bạn?
Khi bắt gặp câu hỏi này bạn có thể trả lời theo hai cách sau: "Tôi đã may mắn có được mối quan hệ tốt ở tất cả các công việc của mình".
Hay: "Lần duy nhất mà tôi không được lòng mọi người cho lắm – dù chỉ tạm thời thôi - là khi tôi phải thử thách nhân viên để họ làm việc tốt hơn. Đôi khi tôi cảm thấy chúng ta phải đưa ra những quyết định khó khăn vì lợi ích lớn hơn của công ty".
15. Bạn sắp xếp thời gian để tới buổi phỏng vấn này thế nào? Sếp của bạn sẽ nghĩ bạn đang ở đâu?
Họ muốn tìm hiểu các ưu tiên của bạn: công việc hiện tại trước, buổi phỏng vấn sau; bạn có coi trọng công việc tại công ty nếu bạn làm cho công ty họ trong tương lai.
Họ cũng muốn biết bạn xử lý những tình huống khó xử như thế nào khi bạn không thể thành thật với sếp. Câu trả lời hay nhất là: bạn đến buổi phỏng vấn trong giờ nghỉ giải lao; giải thích rằng bạn luôn đặt công việc của mình lên đầu, và đến phỏng vấn trước hoặc sau giờ làm việc, vào giờ ăn trưa, vào cuối tuần, hay trong thời gian nghỉ cá nhân.
16. Đã có khi nào bạn không đồng ý với chính sách của công ty chưa?
Thật khó tin khi bạn nói "tôi chưa bao giờ không đồng ý với chính sách của công ty."
Trong khi các công ty muốn các nhà lãnh đạo và nhân viên làm theo các quy tắc, họ cũng muốn sẽ có người phản ánh những chính sách lạc hậu, can đảm chống lại và đề xuất thay đổi.