Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu

Theo Theleader 21/12/2018 06:35

Doanh số của một công ty thường tỷ lệ thuận với chi phí truyền thông nhưng tỷ lệ theo cấp số nhân hay số cộng lại phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả truyền thông thương hiệu.

Chương trình Mạn Đàm CEO của CLB CEO Chìa Khóa Thành Công

Chương trình Mạn Đàm CEO của CLB CEO Chìa Khóa Thành Công

Trong chiến lược thương hiệu, việc tập trung đẩy mạnh nhân hiệu người CEO hay thương hiệu doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào từng thời điểm phát triển của doanh nghiệp cũng như diễn biến của thị trường.

Giai đoạn nào doanh nghiệp cần phải chuyển hướng đầu tư thương hiệu từ cá nhân sang công ty? Việc chuyển hướng sẽ diễn ra như thế nào để vừa tận dụng được sự nổi tiếng của nhân hiệu mà vẫn đạt được hiệu quả quảng bá thương hiệu doanh nghiệp? Làm sao để các CEO trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xây dựng được nhân hiệu mà tiết kiệm chi phí?

Những vấn đề này đã được các chuyên gia phân tích để tìm ra lời giải trong chương trình Mạn đàm CEO lần thứ 2 của Câu lạc bộ CEO-Chìa Khóa Thành Công với chủ đề: “Nhân hiệu và Thương hiệu: Độc lập và Cộng hưởng” với sự tham gia của Chuyên gia Chiến lược Truyền thông Thương hiệu, ông Hoàng Hải Âu và ông Trần Vũ Hoài.

Ông Hoàng Hải Âu hiện là Chủ tịch Hoang Gia Media Group, Tổng đạo diễn chương trình CEO-Chìa Khoá Thành Công, Chủ tịch CLB CEO-Chìa Khóa Thành Công còn ông Trần Vũ Hoài là Phó Chủ tịch Phụ trách Đối ngoại Tập đoàn Unilever Việt Nam.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề tư vấn chiến lược truyền thông, thương hiệu và đã từng có những chiến dịch thành công cho Water Silk, Bia Hà Nội, May10,… ông Hoàng Hải Âu cho rằng, làm thương hiệu và truyền thông luôn đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, thậm chí rất nhiều tiền. Nhiều ngành hàng, nhãn hàng thường xuyên bỏ lượng tiền khổng lồ để truyềng thông thương hiệu và thành công.

Thực tế cho thấy doanh số và sự phổ biến của thương hiệu tỷ lệ thuận với chi phí truyền thông, quảng cáo (trừ trường hợp làm sai). Tuy nhiên, hiệu quả đó tỷ tệ thuận theo cấp số cộng hay cấp số nhân thì lại phụ thuộc vào phương pháp và chất lượng làm truyền thông thương hiệu.

Ông Hoàng Hải Âu, Chủ tịch Hoangia Media Group, Tổng đạo diễn chương trình CEO-Chìa khoá thành công

Ông Hoàng Hải Âu, Chủ tịch Hoangia
Media Group, Tổng đạo diễn chương trình
CEO-Chìa khoá thành công

Một trong những phương pháp truyền thông hiệu quả nhất hiện nay là “Truyền thông theo phương pháp tác động tiềm thức vô thức” hay còn gọi là “Giải pháp thị trường qua tâm lý cộng đồng”.

Năm 2001, Bia Hà Nội đã dùng phương pháp này để đẩy Tiger Beer ra khỏi thị trường miền Bắc. Còn họ, từ một doanh nghiệp có sản lượng 35 triệu lít/năm thành một ông lớn trong ngành bia, nước giải khát có sản lượng hơn 600 triệu lít bia/năm như hiện nay.

Hay thương hiệu giấy Watersilk, cũng bằng phương pháp đó để vực dậy một nhà máy trên bờ vực phá sản để trở thành Top 2 thương hiệu giấy tissue dẫn đầu thị trường suốt mười mấy năm qua.

Theo ông Hoàng Hải Âu, một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam thì đã có nhận thức khá tốt, đang tích cực đầu tư cho thương hiệu một cách mạnh mẽ và khá bài bản.

Số còn lại, nhất là khối SME thì còn khá mơ hồ. Và nếu ý thức được về giá trị, sức mạnh của thương hiệu, thì cái nhìn của họ thường ngắn hạn, vụn vặt. Rất hiếm doanh nghiệp có được tầm nhìn khái quát và dài hạn.

Đối với những các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp khởi lập, xây dựng nhân hiệu sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn so với xây dựng thương hiệu công ty. Nhân hệu cũng như thương hiệu, phải bắt đầu từ giá trị cốt lõi. Với doanh nghiệp đó là sản phẩm có giá trị đích thực, với nhân hiệu đó là nhân cách và trình độ chuyên môn", chủ tịch Hoang Gia Media Group cho biết.

"Để xây dựng thành công thương hiệu hay nhân hiệu, đều phải làm tốt hoạt động truyền thông. Phải xác định đúng đối tượng, xây dựng đúng hệ thống đặc tính thương hiệu, lựa chọn đúng thông điệp và hệ thống thông tin cốt lõi. Và cuối cùng, xác lập và khai thác hiệu quả các kênh truyền thông hữu hiệu", ông Hoàng Hải Âu nói.

Chia sẻ quan điểm về việc xây dựng nhân hiệu, ông Trần Vũ Hoài cho rằng: Cộng đồng doanh nhân Việt Nam, bất kì ai cũng có tư chất riêng, nhưng làm sao phải nuôi dưỡng, rèn luyện tư chất đó để hướng tới sự bền vững, thay vì tâm lý lướt sóng, ăn sổi.

"Việc xây dựng thương hiệu bền vững cho một vị CEO đó là đi từ sự chân thành của bản thân”, ông Trần Vũ Hoài nói.

Buổi mạn đàm trở nên đặc biệt thú vị, khi các doanh nghiệp SME đặt ra câu hỏi về ngân sách làm truyền thông. Sau những tranh luận và giải pháp, các doanh nhân của CLB CEO-Chìa Khóa Thành Công nhận định rằng cần dựa vào mô hình kinh kinh tế chia sẻ.

Nếu các hoạt động của câu lạc bộ, các chương trình “CEO - Những câu chuyện thật” càng được truyền thông rộng rãi, các hội viên càng dễ định vị nhân hiệu của mình, để từ đó tương hỗ cho thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các buổi CAFÉ CEO, Mạn đàm CEO và đặc biệt các chương trình CEO Chìa Khóa Thành Công hàng tuần trên sóng truyền hình. Vấn đề còn lại là “chuẩn bị nội dung độc đáo để xuất sắc và khác biệt”.

Theo Theleader