Nhận biết người thành công - kẻ thất bại chỉ qua hai từ: Bạn thuộc phe nào?

Theo Trí Thức Trẻ 05/01/2019 04:08

Có nhiều lúc, khoảng cách giữa thành công và thất bại, chỉ cách nhau "thêm một lần cố gắng".

Có một lần, tôi đưa đứa con gái 5 tuổi nhỏ của mình đi leo núi.

Khi đứng dưới chân núi, con gái tôi liền chỉ đỉnh núi đầy mây bao phủ kín trên cao hạ quyết tâm: "Con muốn tự mình trèo lên đỉnh núi!". Nói là làm, cô bé của tôi dùng hết sức lực của mình bắt đầu cuộc hành trình, bước từng bước một trên bậc thang dốc đứng kia, nom giống như một người lớn thực thụ.

Một lát sau, tốc độ của cô gái nhỏ bắt đầu chậm dần chậm dần lại, có lúc còn dừng lại thở hổn hển, có lúc đứng lại lau mồ hôi, rồi dùng ánh mắt đáng thương muốn giúp đỡ hướng về phía chúng tôi.

Tôi đoán cô nàng sắp làm nũng yêu cầu người bế, lập tức động viên nói, "ba mẹ không ngờ con gái lại lợi hại như vậy, có thể tự mình trèo lên đỉnh núi".

Con gái tôi là một người cực kì yêu thể diện, hơn nữa trước đó đã từng nói sẽ mình trèo lên trên đỉnh núi, cũng biết cảm thấy xấu hổ khi nói được mà không làm được, liền cúi thấp đầu, im lặng không nói gì, từng bước từng bước tiếp tục trèo lên phía trên, gương mặt cũng vì thế mà phiếm đỏ hồng hồng.

Cuối cùng, cô bé của tôi không thể trèo được nữa, liền lập tức ngồi xuống, bắt đầu ăn vạ, không đi nữa. Tôi liền chỉ vào điểm dừng chân nghỉ ngơi phía trước, động viên con kiên trì thêm 10 phút nữa trèo lên đến điểm dừng chân kia là có thể nghỉ ngơi rồi. Sau khi nghe xong, con bé lập tức đứng dậy, tiếp tục chiến đấu.

Khi đến điểm nghỉ ngơi đó, chúng tôi dừng lại mười phút, tôi lại nói với con gái: Con hãy tiếp tục kiên trì thêm lát nữa, đi thêm 20 bậc thang nữa chúng ta lại tiếp tục nghỉ ngơi. Con gái tôi cảm thấy bước 20 bậc quả thật rất dễ, do đó miệng bắt đầu đếm 1, 2, 3, tiếp tục leo.

Cứ như vậy, mỗi khi leo được 20 bậc, chúng tôi liền nghỉ một chút, cuối cùng con gái tôi cũng dựa vào sức lực của chính mình để trèo đến đỉnh đồi. Cô bé của tôi cực kì vui vẻ, niềm vui đó dường như cũng lan tỏa sang người làm cha mẹ như chúng tôi. 

20 bậc thang có thể là một con số rất nhỏ, thế nhưng chỉ cần kiên trì thêm chút nữa, nhiều lần 20 bậc cộng lại, là có thể trèo đến đỉnh núi. Đến đứa trẻ có thể làm được, vậy người lớn chúng ta chẳng lẽ lại không thể?

Có nhiều lúc bản thân mỗi chúng ta không thể chạm đến mục tiêu của chính mình, chỉ đơn giản bởi chỉ vì bản thân đã thoái chí nản lòng quá sớm.

Hai năm trước, tôi từng nhận một hạng mục. Do sản phẩm cần thay đổi để thích ứng với thị trường, công ty mỗi năm đều sẽ sản xuất một số vật liệu không dùng đến để cất trong kho, nếu như không có cách xử lí thích hợp, những sản phẩm tồn kho này sẽ nằm trong danh sách phế phẩm.

Nhiệm vụ của tôi, chính là cố gắng đem những vật liệu này trở nên có ích nhất có thể, giảm thiểu tối đa tổn thất của công ty.

Trong những vật liệu tồn kho này, có một lô hàng giá trị tương đối lớn. Đó là sản phẩm công ty chúng tôi đặt riêng, ngoài công ty tôi ra, không có công ty nào sử dụng nguyên liệu thô đó, bởi vậy lúc đó dường như không có cách nào có thể xử lý lô hàng này.

Trong vòng ba tháng, chúng tôi hẹn nhà cung cấp những năm lần, hy vọng có thể tìm được cách xử lí được số hàng này. Mỗi lần, nhà cung cấp đều gần như mất kiên nhẫn trả lời chúng tôi: "bởi đây đều là những vật liệu do quý công ty yêu cầu đặt chế riêng, hơn nữa trong những khách hàng của chúng tôi lại chẳng có nhà nào cần mặt.

Lãnh đạo dường như cũng đau đầu bó tay, cuối cùng thông báo với tôi viết báo cáo lên tổng bộ số hàng này chỉ có thể liệt vào hàng phế phẩm.

Trước khi gửi mail cho tổng bộ, tôi một lần nữa hẹn gặp nhà cung cấp, cố gắng thêm một lần nữa xem kết quả như thế nào. Trời không phụ lòng người, nhà cung cấp nói với tôi, họ vừa trong một tiếng trước nhận được đơn đặt hàng mới của một công ty, nguyên liệu thô đặt hàng của công ty đó có nhiều điểm tương đồng với số hàng tồn kho của chúng tôi, họ có thử dùng số hàng đó của chúng tôi gia công theo nhu cầu của khách.

Thật may mắn, sau khi gia công xong, số hàng tồn kho của chúng tôi vốn dĩ tưởng là phế phẩm cuối cùng cũng có chỗ dùng của nó. Mọi sự nỗ lực của tôi cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.

Có nhiều lúc, khoảng cách giữa thành công và thất bại, chỉ cách nhau "thêm một lần cố gắng nữa".

Mỗi một con người khi trên con đường theo đuổi ước mơ của mình đều chẳng bao giờ xuất hiện hai từ "dễ dàng", khó khăn và gian khổ luôn luôn song hành không thể thiếu, có người có thể vượt khó đi lên, cũng có những người vì không vượt nổi khó khăn nên đã thụt lùi xuống.

Có những lúc, thất bại không phải bởi bản thân chúng ta không làm được, mà bởi vì chúng ta quá nông nổi, từ bỏ nó quá sớm. Còn những người có ý chí kiên trì đó, luôn luôn trong những lúc sắp từ bỏ đó, lựa chọn tiếp tục cố gắng bước thêm tiếp, đôi khi là một hai bước.

Không từ bỏ chính là tôn nghiêm của bản thân mình trước ước mơ, cũng là sự trân trọng mồ hôi, công sức của bản thân mình đã bỏ ra trước đó. Người gặp khó khăn tiếp tục kiên trì, mới có thể thắng về cho bản thân mình nhiều sự lựa chọn hơn nữa.

Xin việc gặp phải khó khăn, có thể thử thêm một vài công ty nữa, có thể sẽ tìm được cơ hội mới; công việc gặp khó khăn, có thể nghiền ngẫm thêm vài lần nữa, có thể xuất hiện ý tưởng thật mới; lập nghiệp rời vào bế tắc, có thể kiên trì thêm một hai tháng nữa, biết đâu ngày mai sẽ là có bước đột phá mới.

Đừng bao giờ coi thường khi bản thân chúng ta bước thêm được một vào bước. mỗi một bước kiên trì, đều chính là đặt thêm một viên đá trải đến đường thành công sau này.

Thành công chính là khi người khác từ bỏ, bạn tiếp tục kiên trì thêm một chút nữa. Kiên trì chính là chìa khóa thành công.

Theo Trí Thức Trẻ