Thất bại là mẹ thành công nhưng chúng ta cần ngừng "tôn vinh” sự thất bại

Theo Nhịp Sống Kinh Tế 13/04/2019 04:38

Sự thật là bạn không nhất thiết phải thất bại mới biết đứng lên. Chỉ cần nỗ lực bền bỉ là bạn đã có thể học hỏi và rút ra bài học.

Hơn 50% các công ty khởi nghiệp thất bại ( thậm chí là 75% đối với các startups). Con số này cũng đúng với 3/4 sự chuyển đổi của các doanh nghiệp, lý giải vì sao tuổi thọ trung bình của S&P 500 tiếp tục giảm. Thực tế này cho thấy, có rất ít thành công được tạo nên từ sự nỗ lực.

Vì vậy, “tôn vinh” thất bại dường như là việc không có gì đáng ngạc nhiên. Người làm kinh tế được khuyến khích “thất bại”, bởi đó là bằng chứng cho thấy bạn đã dũng cảm thử thách bản thân, nhưng lại gặt hái được rất nhiều bài học quý giá. Thế nhưng, suy cho cùng, thất bại, bất cứ ai thực sự trải nghiệm nó đều biết rõ, là một điều kinh khủng và đau đớn.

Đặt ra những câu hỏi khó

Bạn dễ dàng được nghe câu chuyện về những công ty khổng lồ: Blockbuster, Kodak hoặc Xerox - đã từng vấp ngã và thất bại. Các chuyên gia giải thích rằng sự thất bại đến từ cách điều hành ngớ ngẩn của các CEO_ những người đơn giản không muốn dấn thân.

Những câu chuyện này gần như không bao giờ có thật. Cần không ít trí thông minh, động lực và tham vọng để điều hành thành công một doanh nghiệp, trong khi sự thật là những người thông minh và chăm chỉ sẽ luôn thất bại.

Một câu hỏi được đặt ra: tại sao những người thông minh này thất bại? Tại sao những rủi ro không hiện hữu rõ ràng? Những cá nhân nào đang ngầm chống lại họ? Tại sao hành động lại là lựa chọn hàng đầu sau khi cân nhắc, đắn đo?

Hãy xét trường hợp của Mahatma Gandhi với những tính toán sai lầm trên dãy Himalaya. Năm 1919, ông tổ chức biểu tình, phản đối sự bất công của bộ luật được thông qua bởi Raj-Anh. Những cuộc biểu tình bước đầu thành công, nhưng nhanh chóng tan rã, cuối cùng dẫn đến vụ thảm sát tại Amritsar khiến hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương.

Hầu hết mọi người sẽ đơn giản kết luận rằng người Anh quá tàn nhẫn để hành động một cách hòa bình. Tuy nhiên, Gandhi đã tìm kiếm những sai lầm và học hỏi từ chúng. Một thập kỷ sau, thay vì bắt đầu những cuộc nổi dậy, ông đã xác định được yếu tố quan trọng có thể phá vỡ logjam. Gandhi trở thành một biểu tượng.

Kiểm tra giả thuyết của bạn

Nếu bạn muốn đưa dự án của mình vào một tổ chức điển hình, điều đầu tiên cần làm là có đủ ngân sách. Hãy lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và kiểm tra tài chính. Nếu thành công, bạn có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên tuyệt vời, lựa chọn đối tác hàng đầu và bắt đầu bắt tay vào công việc.

Bạn có thể phạm sai lầm, trừ trường hợp bạn thực sự may mắn. Trừ khi bạn nắm bắt được đầu mối chính trị để tăng ngân sách dự phòng, nếu không khả năng thất bại sẽ rất cao.

Hãy xem xét cách Nick Swinmurn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Như Eric Ries đã giải thích trong The Lean Startup, thay vì đầu tư cho một số nghiên cứu marketing đắt tiền về nhu cầu mua giầy online, anh ta chỉ xây dựng một trang web giá rẻ. Khi có đơn đặt hàng, anh sẽ đến những cửa hàng nhỏ để mua giầy với giá bán lẻ, rồi bán lại cho khách hàng.

Đó là một sai lầm khủng khiếp khi điều hành một doanh nghiệp, nhưng lại là một cách tuyệt vời để kiểm tra giả thuyết kinh doanh. Khi biết rằng khách hàng sẵn sàng mua giày trực tuyến, anh bắt đầu phát triển Zappos. Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, cung cấp cho Amazon vào năm 2009 với doanh thu đạt 940 triệu đô la.

Xây dựng một mạng lưới

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng thành công là kết quả của sự chăm chỉ và tài năng. Tuy nhiên, bất kỳ danh mục nào cũng có một thương hiệu thống trị. Có nhiều công cụ tìm kiếm, nhưng chỉ có một Google, nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh, nhưng chỉ có một Apple. Cả hai đều là những sản phẩm tuyệt vời và lấy phần lớn lợi nhuận trong ngành công nghiệp họ đang theo đuổi. Google và Apple có thực sự tốt hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh?

Albert-Laszlo Barabasi giải thích trong The Formula, hiệu suất bị giới hạn, nhưng thành công thì không. Bạn có thể tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhưng chênh lệch sẽ không nhiều. Không có giới hạn nào cho sự thành công vì các mạng lưới đều có có xu hướng bị chi phối bởi một nút trung tâm. Google đã ra mắt sản phẩm trên mạng máy tính Stanford chuyên nghiệp. Apple đã giới thiệu iPhone cho nhóm người hâm mộ và yêu công nghệ. Đó là xây dựng mạng lưới, không phải nút thắt, dẫn đến thành công.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế