‘Hiệu ứng cánh bướm’ trong kinh doanh: Đi tìm ‘cánh bướm’ Việt
Nhiều thương hiệu ra đời không chỉ là sự khởi đầu, mà còn là điểm tựa để nhiều thương hiệu khác củng cố niềm tin, tạo đà phát triển.
Cú đập cánh của một con bướm có thể là động lực thúc đẩy nhiều con bướm khác cùng đập cánh. Nhiều thương hiệu ra đời không chỉ là sự khởi đầu, mà còn là điểm tựa để nhiều thương hiệu khác củng cố niềm tin, tạo đà phát triển.
‘Hiệu ứng cánh bướm’ trong kinh doanh
“Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có gây ra cơn lốc ở bang Texas?” - đây là câu nói nổi tiếng về “Hiệu ứng cánh bướm” của nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz. Theo đó, một cái đập cánh của con bướm nhỏ có thể gây ra những thay đổi lớn về thời tiết ở nơi cách con bướm hàng vạn dặm.
Hầu hết mọi người trên thế giới đều biết đến thương hiệu xe hơi Toyota, nhưng không phải ai cũng biết Sakichi Toyoda - cha đẻ của “một trong những niềm tự hào Nhật Bản” lại xuất thân từ một người thợ mộc.
Vào một chuyến đi công tác rất tình cờ tại Mỹ, Toyoda để ý thấy Mỹ có rất nhiều ô tô mà Nhật lại không hề có. Và cũng đúng thời điểm đó, Nhật đang phải nhập khẩu gần 800 chiếc xe ô tô Ford. Điều này đã làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của ông và ông quyết định phải tự sản xuất ra những chiếc xe ô tô ngay tại đất nước mình.
Vào thời điểm đó, không ai tin Toyoda có thể làm được. Không chỉ Toyoda, Akio Morita trong cuốn sách “Made In Japan” cũng kể lại rằng khi ông và cộng sự lập ra hãng điện tử Sony năm 1946, cả người Nhật và người Mỹ đều cười họ. Bởi lúc đó trong suy nghĩ của mọi người, “made in Japan” đồng nghĩa với chất lượng thấp, làm sao có thể bán được ở Mỹ và châu Âu.
Nhưng bằng sự nỗ lực, kiên trì vượt qua rất nhiều sóng gió, Toyoda và Morita đã được cả thế giới công nhận. Ngày nay, chỉ với ba chữ “made in Japan”, người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng về chất lượng sản phẩm mà họ sử dụng, dù họ là người châu Á, châu Âu hay châu Mỹ. Toyota, Sony là những cánh bướm của người Nhật.
Còn tại Hàn Quốc, cây chuyện về Chung Ju Yung - người sáng lập thương hiệu Huyndai luôn là một nguồn cảm hứng sâu sắc với mọi người. Chung Ju Yung - một người đàn ông xuất thân trong gia đình nông dân nghèo khó, học chưa hết tiểu học, 4 lần bỏ quê lên thành phố, trải qua các nghề công nhân xe lửa, khuân vác ở công trình xây dựng,…
Nhưng sau tất cả, ông đã làm nên những “điều không tưởng” cho kinh tế Đại Hàn dân quốc, góp phần đưa một Hàn Quốc chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt trở thành một nền kinh tế vững mạnh đáng khâm phục. Ý chí tiến thủ và niềm tin của một người nông dân như cái đập cánh của một con bướm, đã làm thay đổi cả một nền kinh tế Hàn Quốc lúc bấy giờ.
Ở Mỹ, Steve Job - cha đẻ của Apple từng bị gọi là “kẻ điên” và “thằng hề” vào năm 1976 khi sắp sửa cho ra đời chiếc máy tính Apple 1. Chắc hẳn vào thời điểm đó, không ai có thể ngờ rằng “thằng hề” có “văn phòng” làm việc tại một gara để xe chật chội và nóng bức lại có thể gây dựng nên một đế chế hùng mạnh sau này.
Thực tế đã kiểm nghiệm và cho thấy, một cú đập cánh của một con bướm có thể là động lực thúc đẩy nhiều con bướm khác cùng đập cánh, để tạo ra những vần vũ của môi trường bao quanh chúng, khiến cho sự vật, sự việc xung quanh biến chuyển.
Toyota, Sony, Huyndai, Apple đã không chỉ là sự khởi đầu, mà còn là điểm tựa để rất nhiều thương hiệu khác củng cố niềm tin, tạo đà phát triển.
Những “cánh bướm” Việt
Ở Việt Nam, khi nhắc tới cái tên Nguyễn Hà Đông với câu chuyện về Flappy bird, một trò chơi trên điện thoại từng “gây sốt” với giới trẻ thế giới, nhiều người vẫn không khỏi tự hào.
Chàng thanh niên này đã trở thành niềm cảm hứng, động lực sáng tạo cho một bộ phận không nhỏ những người trẻ Việt đam mê theo đuổi ngành lập trình không chỉ thời điểm đó mà cả đến bây giờ. Liệu Nguyễn Hà Đông có phải là cánh bướm cho ngành công nghệ của Việt Nam?
Và vài năm gần đây, cộng đồng khởi nghiệp còn nhắc đến một cái tên mới Tập đoàn Egroup do ông Nguyễn Ngọc Thủy, hay còn gọi là Shark Thủy sáng lập. Egroup đã từng khởi nghiệp với ý tưởng về trò chơi giáo dục trực tuyến Chinh Phục Vũ Môn.
Đến bây giờ, Chinh Phục Vũ Môn vẫn đang là trò chơi trực tuyến đầu tiên và duy nhất được ủng hộ và đưa vào chương trình ngoại khóa của các trường THCS trên toàn quốc. Đến nay, sau 11 năm phát triển, Egroup đã bước lên một tầm cao mới với các sản phẩm hướng tới 3 nhóm ngành chủ đạo: Giáo dục, y tế - sức khỏe và ẩm thực Organic.
Shark Thủy từ một chàng thanh niên bỏ dở đại học để rẽ sang con đường kinh doanh, từng thất bại với công ty cung cấp người giúp việc hay công ty buôn bán thiết bị máy tính, đến nay shark Thủy đã trở thành người chắp cánh cho ước mơ khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ.
Ông được biết đến là một trong những người tiên phong đưa công nghệ 4.0 vào giáo dục với các thương hiệu: Apax English - Apax Leaders, hệ thống trường mầm non STEAMe GARTEN, Dongsim,…
Trong hai mùa Shark Tank, shark Thủy gây ấn tượng khi mạnh dạn đầu tư vào nhiều Startup non trẻ và các Startup này đến nay đều đạt được sự bứt phá đáng kể, điển hình như Soya Garden (hệ thống cửa hàng sữa đậu nành hữu cơ), We Escape (game nhập vai thực tế),…
Shark Thủy từ một chàng thanh niên bỏ dở đại học trở thành người chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ
Egroup và câu chuyện về Shark Thủy không chỉ là sự khởi đầu mà còn là điểm tựa để rất nhiều startups khác củng cố niềm tin, tạo đà phát triển. Egroup có phải là một cánh bướm của Việt Nam?