Nhờ thống trị thị trường, các tập đoàn lớn không còn phải cạnh tranh?

Theo Vietnambiz 12/12/2019 16:00

Sự thống trị của các các tập đoàn lớn đang giết chết tính cạnh tranh của thị trường và đe dọa sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Một ngày của bạn bắt đầu như thế nào? Tiếng chuông báo thức phát ra từ chiếc iPhone do Apple sản xuất (chiếm 62% thị phần tại Mỹ) và bạn có một chuyến xe tiện lợi đến công ty nhờ ứng dụng Grab (thống lĩnh thị phần tại Đông Nam Á)?

Tiếp đó, bữa sáng tại KFC - chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh siêu lớn sẽ được thanh toán bằng thẻ MasterCard hay Visa (kiểm soát 95% thị trường thẻ tín dụng toàn cầu). Trong khi chờ đợi, bạn sẽ đọc báo hoặc duyệt web bằng trình duyệt Chrome của Google - tập đoàn đang chiếm 60% thị trường trình duyệt.

Tín hiệu di động bạn sử dụng có thể đến từ 1 trong 3 nhà mạng đang kiểm soát 78% thị trường viễn thông.

Và nếu bạn sắp có một chuyến đi tới Mỹ? Khả năng cao là bạn sẽ nghỉ tại chuỗi khách sạn bình dân LondonHouse nhưng thực tế là một nhánh của tập đoàn Hilton kiểm soát 12% lượng phòng ốc tại Mỹ và 25% số phòng mới được xây dựng.

Việc đặt phòng khách sạn diễn ra trên Expedia - nền tảng đang sở hữu 27% thị trường du lịch trực tuyến ở Bắc Mỹ.

Các doanh nghiệp mà chúng ta vừa đề cập đã kiếm 151 tỉ USD và có tỉ lệ hoàn vốn trung bình đạt 29% vào năm ngoái. Một tập hợp trọng số tương đương với cổ phiếu của nhóm này (danh mục đầu tư độc quyền) đã đánh bại 484% cổ phiếu toàn cầu trong 10 năm qua.

Nhìn chung, 17% cổ phần của toàn bộ doanh nghiệp đang nằm trong tay 3 nhà quản lí đầu tư siêu lớn là BlackRock, Vanguard và State Street.

Từ đó, nền kinh tế Mỹ đã trở thành một hệ thống tư bản Dystopia điển hình: thành trì của những gã khổng lồ. Châu Âu cũng có dấu hiệu tương tự nhưng chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng và trào lưu số hóa sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Rủi ro rất cao đã hiện rõ.

Cạnh tranh là động lực lan truyền của cải thông qua hạ giá tiêu dùng và cho người lao động nhiều lựa chọn công việc hơn, giảm sức mạnh độc quyền của các công ty với họ. Đồng thời, năng suất được tăng dần bằng cách thúc đẩy các công ty tạo ra sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn.

Nếu lợi nhuận ở Mỹ giảm xuống mức bình thường trong lịch sử nhờ cạnh tranh nhiều hơn và người lao động trong khu vực tư nhân có được lợi ích, tiền lương thực tế sẽ tăng 6%.

Nếu cạnh tranh cũng làm hồi sinh mức tăng trưởng năng suất, tiền lương có thể cao hơn rất nhiều. Không có cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản trở nên vô nghĩa và chỉ phục vụ một nhóm thiểu số, không phải đa số.

Quan điểm cho rằng tính cạnh tranh đang dần mờ nhạt không chỉ nằm ở giới chuyên môn mà còn khiến cộng đồng cho rằng nền kinh tế đang đầy gian lận. Các quỹ hưu trí đang đặt cược rằng lượt thích của Facebook hay tập đoàn như Hilton có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ vĩnh viễn.

Đồng thời, các nhà kinh tế lo ngại rằng nhóm các ông lớn có thể bóp méo lãi suất. Nhóm thống đốc ngân hàng trung ương từng tranh luận về vấn đề này vào tháng 8 tại cuộc họp ở Jackson Hole. Ở châu Âu, các nhà quản lí cũng đang tức giận với Thung lũng Silicon.

Các cơ quan chống độc quyền của Mỹ dường như vừa thức dậy từ một giấc ngủ dài hàng thập kỉ như các cơ quan quản lí tài chính sau cú sốc năm 2008.

Và họ bắt đầu khởi xướng một phong trào chống độc quyền triệt để với niềm tin rằng nền kinh tế lí tưởng phải được tạo thành từ rất nhiều công ty nhỏ hơn trong khi quyền lực kinh tế phải được phân chia. Mục tiêu chính của chiến dịch này là đập tan hiện tượng tập trung tư bản nhân danh tự do.

Nhưng câu chuyện thực tế phức tạp hơn việc các doanh nghiệp lớn nghiền nát tất cả những gì phía trước một cách tàn nhẫn. Nhóm công ty tinh hoa thường làm việc hiệu quả và chuyển lợi ích cho người tiêu dùng như cách Walmart đang bán hàng núi đậu phộng giá rẻ cho khách hàng.

Họ cũng thường xuyên đổi mới. Netflix đang đốt tiền để giải trí cho khoảng 130 triệu người xem toàn cầu. Những người theo chủ nghĩa dân túy thường cho rằng phương Tây bị tàn phá bởi sự cạnh tranh của Trung Quốc và những tập đoàn thống trị lười biếng. Nhưng cả hai điều này có phải là sự thật? Nếu độc quyền đang khiến giá tăng, tại sao lạm phát lại thấp?

Quay trở lại một ngày của bạn. Rất có thể bạn đã chuyển từ Samsung sang Apple vì lí do bảo mật. Các bữa ăn sáng của KFC luôn có giá rẻ. 3 trong số 4 hãng hàng không lớn của Mỹ đã nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản bảo vệ hành khách kể từ năm 2005.

Trong khi đó, 3 công ty viễn thông lớn nhất đầu tư trung bình 45 tỉ USD/ năm để cải thiện sản phẩm. Lợi nhuận của Expedia đang giảm. Thật khó để nói rằng các nhà đầu tư lớn thông đồng với thất bại này và LondonHouse thanh lịch vẫn có mức giá khá hấp dẫn.

Trong cuốn sách From Zero to One, nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel từng viết: "Cạnh tranh chỉ dành cho kẻ thua cuộc. Độc quyền là mục tiêu". Nhưng xã hội có hưởng lợi nếu các doanh nhân thành công liên tục bị người khác lật đổ? Hiệu ứng san bằng của cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh liên tục với các lợi ích được đầu tư đã diễn ra suốt hàng trăm năm.

Trên thực tế, các công ty lớn giành được nhiều quyền lực hơn ở phương Tây vì những lí do cả xấu và tốt. Những lí do tiêu cực liên quan đến lối cạnh tranh bóp nghẹt.

Các thương vụ mua lại diễn ra từ năm 1998 đến nay trị giá ước tính khoảng 44 nghìn tỉ USD chỉ nhằm mục đích tạo ra ảnh hưởng định giá hoặc tăng hiệu suất nhưng lợi ích không nằm trong tay người tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân khiến giới quản lí muốn xây dựng và củng cố rào cản cạnh tranh.

Điều đó được phản ánh trong triết lí của tỉ phú Warren Buffett - người có danh mục đầu tư giá trị nhất thế giới chỉ tập trung vào nhóm tập đoàn độc quyền lâu năm ở Mỹ. Trong khi đó, các công ty thông minh đã tìm thấy những giải pháp mới để hạn chế cạnh tranh. ⅕ người lao động Mỹ được bảo vệ bởi các điều khoản chống cạnh tranh.

Hệ thống cấp bằng sáng chế chưa bao giờ dễ dàng hơn. Các điều khoản và hợp đồng phức tạp được áp dụng để làm khó các đối thủ cạnh tranh. Một vài nhà quản lí quỹ sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu của hầu hết các công ty. Họ không thông đồng nhưng đã thiết lập tiền lệ chung: không khuyến khích các cuộc chiến giá cả.

"Lí do chính đáng giúp các tập đoàn lớn mạnh hơn là sự trỗi dậy của một tầng lớp sáng tạo mới biết cách tăng hiệu suất. Nhóm công ty con của họ cũng là những doanh nghiệp mạnh làm chủ công nghệ số hóa và biết cách tận dụng mạng lưới quan hệ để chống lại những đối thủ chậm hơn", chuyên gia John Van Reenen của MIT cho biết.

Trong lĩnh vực công nghệ, điều này đặc biệt dễ thấy. Tuy nhiên, ở một số ngành công nghiệp lỗi thời hơn, công nghệ khó có khả năng giải thích cho tính độc quyền của nhóm tinh hoa.

Dù chúng được tạo ra bởi chủ nghĩa thân hữu hay nhờ thực lực, nếu lợi nhuận phi thường được duy trì trong nhiều năm mà không có dấu hiệu của các đối thủ mới, tính cạnh tranh đang trên bờ vực biến mất. Ở Mỹ và Châu Âu, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này đã xảy ra.

Theo Vietnambiz