Tư vấn quản trị - Một nghề đầy áp lực
Trong nghề này, hoặc phải đi lên, hoặc là Biến (Out) và cơ hội tỏa sáng là một cạm bẫy.
Management Consulting (MC) Thực chất là gì?
Tư vấn Quản trị (MC) một nhóm ngành dịch vụ chuyên nghiệp "Professional Services", giúp tư vấn và định hướng cho các doanh nghiệp để cải thiện năng suất, xử lý những vấn đề liên quan đến hiệu suất (lợi nhuận-bao gồm thu nhập và chi phí, 4Ps, thâm nhập thị trường, v.v…).
MC khá rộng và bao gồm nhiều mảng khác nhau, gồm Tư Vấn Chiến Lược (Strategy Consulting), Tư vấn Vận Hành (Operations Consulting), Tư vấn Nhân sự (HR Consulting). Ngoài ra còn có một số nhóm nhỏ hơn đang trở nên phổ biến trong khoảng năm năm trở lại đây như Tư vấn Công nghệ Thông tin (IT Consulting), Tư vấn Khởi nghiệp (Startups Consulting) và Tư vấn Nội bộ (Inhouse Consulting).
Management Consulting ở Mỹ: Tiếng Tăm & Môi Trường Cạnh Tranh
Ở Mỹ, các công ty tư vấn quản trị hàng đầu thường được biết đến qua cụm từ Big Three hoặc MBB, tức ba công ty tư vấn quyền lực nhất: McKinsey & Company, Boston Consulting Group và Bain & Company. Dưới tầm của MBB là thường sẽ có Big 4 (nhưng thường được biết đến trong nhóm Tư vấn Vận hành hơn) gồm Deloitte, PwC, E&Y, KPMG, và các công ty khác như Booz Allen, Accenture, A.T. Kearney, Oliver Wyman, L.E.K, v.v…
Quay lại MBB, để hiểu tại sao MBB lại được coi là top những công ty quyền lực nhất, hãy điểm một vài cái tên nổi tiếng đã và đang nắm giữ những vị trí quan trọng ở các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ và trong chính phủ Mỹ như:
- Sheryl Sandberg (ex-McKinsey, COO Facebook)
- Wolfgang Bernhard (ex-McKinsey, Cựu CEO Mercedes-AMG, Volkswagen AG)
- Sundar Pichai, (ex-McKinsey, CEO Google)
- Indra Nooyi (ex-BCG, CEO Pepsi)
- Jeff Immelt (ex-BCG, Chủ tịch HDQT General Electric)
- John Legend, (ex-BCG, nhạc sĩ-ca sĩ)
- Mitt Romney (ex-Bain, cựu CEO Bain & Co, Thống đốc thứ 70 của Bang Massachusetts)
- Jayne Hrdlicka (ex-Bain, CEO Jetstar)
- Meg Whitman, (ex-Bain, CEO Hewlett Packard), v.v…
Vậy ở Mỹ, MBB sẽ tuyển dụng như thế nào và tuyển những ai?
Mặc dù quá trình tuyển dụng và thông tin tuyển dụng trên website của MBB khá rõ ràng và nêu tiêu chí đầy đủ, nhưng điều này không hề có nghĩa là cứ nộp đơn ứng tuyển là có thể được cân nhắc.
MBB sẽ có ưu tiên nhất định, đầu tiên là các trường Business School top đầu (Target Schools) gồm có Stanford, Dartmouth (Tuck), HBS, Chicago (Booth), Virginia (Darden), Pennsylvania (Wharton), MIT (Sloan), Northwestern (Kellog), NYU (Stern), v.v.. hoặc hiểu đơn giản hơn là khoảng top 10 trường Business ở Mỹ. Sau đó là các trường Business không thuộc Target Schools, rồi đến các trường còn lại.
Giả sử, với con số 1.859 sinh viên theo học ở Havard Business School (2016), trong đó giả sử 50% thi tuyển vào McKinsey là khoảng 900. Nếu giả sử top 10 trường Business ở Mỹ, trường nào cũng có khoảng 900 sinh viên thi tuyển vào McKinsey, thì chúng ta có 9.000 sinh viên thi tuyển vào McKinsey trên toàn nước Mỹ trong một năm và có 127 chi nhánh McKinsey ở nước Mỹ, thì tỉ lệ chọi đối với mỗi một vị trí cho fresh grads ở mỗi một chi nhánh sẽ là 1 chọi 70. Và đấy mới chỉ là sinh viên ở các trường top đầu.
Tuy nhiên, để nộp tuyển vào MBB thì họ luôn để open vacancy để thu hút nhân tài. Quá trình tuyển dụng thực chất sẽ dựa vào từng chi nhánh (và đôi khi là thời điểm sinh viên các trường tốt nghiệp). Quá trình tuyển dụng sẽ khá gắt gao và lâu, từ việc nộp hồ sơ & sàng lọc hồ sơ, Problem-Solving Test, Phỏng vấn #1 (Case Interview) và có thể kéo dài khoảng 3 - 4 tháng.
Nhưng như thế thì có đáng để đánh đổi để nộp thi tuyển vào MBB không?
Theo như khảo sát ở Mỹ thì MC là ước mơ của hàng ngàn sinh viên ở Mỹ vì sự tinh hoa của công việc, tính thực tế và học hỏi liên tục, công việc (gần như) không bao giờ lặp đi lặp lại, v.v… nên ai cũng muốn thi vào MC là chuyện hết sức bình thường.
Thế nhưng, khi đã vào được MC, họ sẽ đánh đổi khá nhiều thứ để lấy 80-100 giờ làm việc một tuần, mức lương khoảng $83K/năm và cơ hội học hỏi rộng mở để phát triển. Những thứ họ có thể đánh đổi là: Cân bằng cuộc sống, Cuộc sống riêng tư (vì phải 'hầu' sếp suốt), Áp lực khủng khiếp trong môi trường làm việc.
Gần như không có thời gian ở nhà (vì ở Mỹ thì sẽ bay đến client vào đầu tuần và về văn phòng mình làm việc vào cuối tuần), Sức khỏe (kể cả thể chất và tinh thần),… Nhưng với nhiều người, theo đuổi MC sẽ là một khoản đầu tư cho tương lai để "exit" (ra khỏi ngành để ra theo đuổi lĩnh vực nào đó cụ thể), chính vì thế họ càng cảm thấy hấp dẫn và muốn dấn thân nhiều hơn.
Công việc hấp dẫn đồng nghĩa với việc luôn phải duy trì phong độ, năng suất công việc. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ hội tỏa sáng, đó có thể là một cạm bẫy. Ở các công ty MC, có hai lựa chọn thăng tiến, một là lên (Up), hai là biến (Out). Nếu bạn tỏa sáng nhất thời một lần xuất sắc vượt ngoài mong đợi, thì những lần sau, bạn sẽ luôn chịu áp lực hoặc phải làm tốt như lần trước hoặc làm tốt hơn.
Nếu không làm được vậy, bạn sẽ bị bỏ xó ở văn phòng hoặc chẳng ai đoái hoài vì nghĩ rằng thành quả trước kia chỉ là may mắn. Chính vì thế Ethan Rasiel viết trong cuốn The McKinsey Way, rằng Up-or-Out là hai lựa chọn thăng tiến, và đồng thời cố gắng nổi trội quá mức là một cạm bẫy chứ không phải một cơ hội.
Consulting ở Việt Nam: Nhỏ Bé Nhưng Vẫn Có Vị Thế
Ở Việt Nam, các công ty MC chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay với những cái tên phổ biến nhất là McKinsey, BCG, Big 4 (Deloitte, PwC, KPMG, E&Y) và một số công ty khác có mảng Advisory Services (Grant Thorton, Mazars,…).
Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân người viết, việc hội tụ đầy đủ 3 hãng tư vấn lớn nhất (MBB) ở Việt Nam sẽ không xảy ra. Vì ở ASEAN xét về chiến lược thì MBB đều đã có văn phòng (tập trung) ở Singapore, Malaysia và Indonesia, vì đây là những quốc gia phát triển nhất của SEA, còn Asia-Pacific thì đã có đầy đủ Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ba nước SEA kể trên. Các công ty MC ở Việt Nam sẽ vẫn có và duy trì, nhưng sẽ là đơn vị xử lý dự án ở trong nước và sang các nước lân cận để làm việc với các khách hàng trong khu vực.
Vì thế, cơ hội để ứng tuyển vào MC sẽ không thiếu, nhưng vì tiêu chuẩn gắt gao và (có thể) ưu tiên cho nhân tài có thời gian du học và làm việc tại nước ngoài, cơ hội cho những bạn trong nước sẽ thấp hơn. Để cạnh tranh thì các bạn trong nước cần trau dồi ngoại ngữ, các kỹ năng liên quan đến xử lý vấn đề (Problem Solving), GMAT/GRE/SAT, hiểu biết về thị trường và đặc biệt là kinh nghiệm làm việc, công tác ở các mảng mà MC ở Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng cao.
Management Consulting, liệu có dành cho tất cả?
Câu trả lời là không.
MC giống như mọi ngành, nhưng MC sẽ ưu tiên cho những nhân tài, có kinh nghiệm và (hầu hết) đặc biệt xuất sắc như những người thuộc tầng lớp Tinh Hoa (Elite) vậy. Ở Việt Nam, chắc có lẽ nếu học NEU, FTU khoa chất lượng cao, đi trao đổi hoặc du học, tham gia các cuộc thi lớn ở Việt Nam, có hồ sơ đạt các tiêu chí cao, thì cơ hội để vào MC sẽ khá hơn.
Nhìn chung, có nên ứng tuyển Management Consulting hay không sẽ phụ thuộc vào năng lực bản thân, ý chí & tinh thần học hỏi, mạng lưới quan hệ và độ cam kết (qua việc đầu tư học-thi và quá trình ứng tuyển). Nhưng thực sự, ứng tuyển vào Management Consulting là một khoản đầu tư rủi ro nhưng tỷ lệ lợi nhuận cao.