Các case studies về D2C trong mảng fashion marketing
Trong khi các thương hiệu mới này được sinh ra trực tuyến và chỉ đơn giản là sản xuất và bán trực tiếp, các thương hiệu lớn hiện có như Nike được cho là có ý định phát triển kênh này hơn 250%!
Sự hồi phục của ngành công nghiệp thời trang có lẽ vẫn còn rất xa, thế nhưng năm 2020 là một năm cải tiến vì bắt đầu xuất hiện sự đột phá từ các thương hiệu khi ngày càng có sự đổi mới trong marketing để duy trì tính cạnh tranh.
Theo truyền thống, mối quan hệ giữa các thương hiệu thời trang thường bị tách xa khỏi người tiêu dùng của họ, thay vào đó là các nhà bán lẻ thông qua các cửa hàng sở hữu mối quan hệ này và hoạt động như một trung gian.
Giờ đây, khi mà việc ra đường bắt đầu giảm đi, đã xuất hiện sự gia tăng của hình thức Direct-To-Consumer (D2C-mô hình kinh doanh trực tiếp đến khách hàng) đến từ cả hai thương hiệu thời trang mới nổi hay lâu đời.
Những thương hiệu mới nổi này đang lựa chọn cách tiếp cận D2C theo hình thức “digitally-native” (thành lập trực tuyến) và tương tác trực tiếp với khán giả của họ, loại bỏ hoàn toàn các cửa hàng vật lý và sử dụng lượt theo dõi trực tuyến khổng lồ để thúc đẩy các mối quan hệ.
Trong khi các thương hiệu mới này được sinh ra trực tuyến và chỉ đơn giản là sản xuất và bán trực tiếp, các thương hiệu lớn hiện có như Nike được cho là có ý định phát triển kênh này hơn 250%!
Đây dường như là một động thái đặc biệt thận trọng trong đại dịch toàn cầu đang diễn ra. Bên cạnh đó, những lợi ích khác cũng rất rõ ràng, như tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng, cải thiện thương hiệu tạo sự trở lại của khách hàng.
Dưới đây là một số thương hiệu thời trang D2C đã tạo nên thành công trong năm nay.
BALR.
Một thương hiệu thời trang Hà Lan được thành lập bởi các doanh nhân Juul Manders, Ralph de Geus và cầu thủ bóng đá Demy De Zeeuw, BALR. là một trong những thương hiệu digital-native vào năm 2013, được thành lập với mục đích làm cho cuộc sống của các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp có thể tiếp cận với người tiêu dùng thời trang hiện đại thông qua quần áo có màu đen đặc trưng.
Một cách bất thường, nhiều cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu sử dụng thương hiệu vào năm 2014 mà không có bất kỳ liên kết nào trước đó – chỉ đơn giản vì họ thích nó – và BALR. đã nhận được sự nổi tiếng.
BALR. chuyển sang hình thức marketing trên instagram và sử dụng những người có ảnh hưởng cao trước khi trở thành xu hướng toàn cầu, họ đã tận dụng những lợi thế đầu tiên của mình và tạo ra hầu hết khả năng hiển thị thương hiệu miễn phí.
Giờ đây, BALR. cũng đã mở các cửa hàng vật lý và hợp tác với hãng giày và dụng cụ thể thao Puma nhưng vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ của mình với khách hàng. Trong năm 2020, Hotel Hideaway, một trò chơi nhập vai 3D đã cho phép người chơi có thể mua các phụ kiện thời trang ảo của BALR. cho nhân vật trong trò chơi của mình. Đây là một trong những động thái marketing mới của thương hiệu.
Suspicious Antwerp
Được thành lập bởi Philip Libert và Frederick Janssens vào năm 2017, Suspicious Antwerp đã tạo ra một tiếng vang lớn trên thị trường trực tuyến và tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp thời trang.
Bắt đầu dòng sản phẩm bình dân với số vốn ban đầu là 180 euro, Suspicious Antwerp đã tìm cách tạo dựng tên tuổi cho mình thông qua các phương pháp marketing tiếp cận được lựa chọn cẩn thận. Họ đã cố gắng che giấu danh tính những người sáng lập nhằm tạo ra những bí ẩn xung quanh thương hiệu của mình.
Hiện tại, tất cả sản phẩm của hãng trên trang web đều được bán hết. Suspicious Antwerp đã tạo một tiếng vang khi chỉ mở cửa bán một vài ngày trong tháng.
Suspicious Antwerp tự xem mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang đường phố unisex, và đang tập trung vào lĩnh vực áo thun, sản phẩm đang nhận được rất nhiều tiềm năng khi được mặc bởi những người có ảnh hưởng như Hailey Bieber, Gigi Hadid, Vanessa Hudgens, Rita Ora, Candice Swanpoel và Irina Shayk.
Do đó, Suspicious Antwerp có được sự trung thành và tận tụy trên các phương tiện truyền thông xã hội. Gần đây Suspicious Antwerp đã hợp tác với agency marketing PR Frank cho những chiếc áo phông độc đáo của họ lần đầu tiên bước vào thế giới thời trang.
Black & Gold
Thương hiệu thời trang Bỉ lấy cảm hứng từ Lễ hội Người chết của Mexico này được thành lập vào năm 2015 bởi những người tiên phong của lĩnh vực thời trang, Maxim Sion và Nicolas Maes.
Trái với các thiết kế hình ảnh hộp sọ đặc trưng của hãng có thể bị coi là đáng sợ hoặc tiêu cực, Black & Gold thực sự là một thông điệp truyền cảm hứng về niềm vui và tình yêu. Thương hiệu thậm chí đã sản xuất một loạt khẩu trang cho khách hàng trung thành của mình sử dụng trong đại dịch COVID-19 toàn cầu năm 2020.
Bắt đầu hành trình của mình bằng cách bán vòng tay trong những bữa tiệc theo chủ đề Mỹ Latinh, những chiếc vòng này nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành bước đệm cho sự mở rộng hơn của hãng thời trang này.
Hai nhà sáng lập không tập trung vào marketing influencer hay những cách tiếp cận D2C thuần túy bằng cách tận dụng bối cảnh của những buổi tiệc tùng, họ thiết lập mối quan hệ đối tác với các bãi biển địa phương và đi theo con đường bán lẻ vật lý truyền thống cùng với những ưu đãi phân phối.
Tuy nhiên, họ vẫn trung thành với con đường đặc trưng ban đầu của mình, tất cả các định hướng đều mang tinh thần ăn mừng cho một cuộc sống trọn vẹn.
Nhờ tập trung vào các mặt hàng thời trang thủ công với chất lượng cao nhất và cách chú trọng đối xử với khách hàng như gia đình, Black & Gold trở thành một thương hiệu thời trang D2C thành công lớn.
Qua những trường hợp trên, có thể thấy rằng hình thức D2C trong lĩnh vực thời trnag đang ngày càng gia tăng và có thể sẽ tạo nên thành công lớn. Với việc dễ dàng thiết lập một trang web bán hàng cũng như một cửa hàng trực tuyến, xu hướng này vẫn sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.