Money Heist – Hiện tượng toàn cầu và 8 bài học kinh doanh nên đọc

THEO NỮ DOANH NHÂN 13/07/2020 16:19

Có nhiều mục đích mà mọi người tìm đến với phim ảnh.

Một số vì niềm vui, một số khác lại dùng nó như một cách xoa dịu sự căng thẳng, nhưng cũng có một số người lại tận dụng những gì xem được và tích luỹ cho mình những triết lý hay bài học hay mà phim ảnh mang lại như bộ phim Money Heist chẳng hạn.

Dù quan tâm hay có ít thời gian dành cho các chương trình TV hay các series phim truyền hình, bạn cũng sẽ từng một lần nghe nhắc đến series phim Money Heist (tên tiếng Việt: Phi Vụ Triệu Đô) – bộ phim đã dành Top 1 Trending trên ứng dụng Netflix những ngày qua.

Xuyên suốt những tình tiết và cốt truyện hấp dẫn, Money Heist (tựa gốc: La Casá De Papel) đã trở thành bộ phim gây sốt dù không sử dụng tiếng Anh. Nếu đã xem qua phần phim hấp dẫn này hoặc dù chưa xem một tập phim nào, bộ phim dù nhận nhiều ý kiến đồng tình lẫn trái chiều này vẫn để lại những bài học hết sức ý nghĩa, mà nhiều trong số đó là liên quan đến kinh doanh.

La Casá De Papel là một bộ phim truyền hình Tây Ban Nha được gói gọn với rất nhiều bài học. Từ ý tưởng đến chiến lược rồi thực thi và còn nhiều hơn thế nữa mà nếu là một doanh nhân, bạn không nên bỏ lỡ.

Kinh doanh là một cuộc đua marathon, không phải cuộc chạy nước rút

Xem kinh doanh giống như một cuộc đua marathon, nhân vật Giáo sư của Money Heist đã có thể nhiều đã rút lui khỏi “đường chạy”, nhưng không, ông ta biết đó không phải là một cuộc chạy nước rút và mọi thứ cần được chuẩn bị đầy đủ để chinh phục đích đến mang tính đường trường này.

Khi bắt đầu kinh doanh cũng vậy, hãy chuẩn bị mọi thứ như bạn đang chuẩn bị bước vào cuộc đua marathon chứ không phải chạy nước rút, bởi thành công là một đường đua dài và người đến đích cuối cùng là người đã vượt qua mọi chướng ngại với sự chuẩn bị đầy đủ cùng tinh thần kiên trì không hề bỏ cuộc.

Mọi thử thách đều đưa chúng ta đến gần hơn với mục tiêu

Đối với mỗi tập trong series dài tập này, Giáo sư và nhóm của ông đều phải đối mặt với những thử thách khó khăn rồi mở rộng thành công qua từng thử thách ấy, cuối cùng, điều họ nhận được là hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Khi doanh nghiệp của bạn gặp phải thách thức, điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết vấn đề cần giải quyết là gì rồi tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Đừng xem thử thách là vấn đề, thay vào đó, hãy xem chúng là một cơ hội để vươn lên.

Hiểu thị trường của mình hơn bất cứ ai

Tất cả những người theo dõi bộ phim đều bị đưa từ bất ngờ này đến bất ngờ khác về cách Giáo sư tiếp tục đưa ra các chiến lược xấu để chống lại cảnh sát và đưa nhóm của mình tiến về phía trước.

Thật đơn giản, bởi ông ta hiểu hệ thống hơn bất kỳ ai khác, ông ta biết những động tác họ sẽ thực hiện ngay cả trước khi họ thực hiện chúng. Thông qua điều này, doanh nhân sẽ có thể ngẫm lại rằng thị trường của bạn là ai và ở đâu để hiểu nó hơn bất kỳ đối thủ nào khác.

Nếu doanh nghiệp của bạn gặp trục trặc, bạn sẽ làm thế nào để xử lý nó? Và điều gì có thể ngăn bạn tiếp tục hành động của mình? Điều quan trọng là hãy đưa ra những câu hỏi và cung cấp câu trả lời nếu như bạn muốn chơi trò chơi cờ vua như cách của Giáo sư đã làm.

Luôn luôn có kế hoạch

Một mục tiêu mà không có kế hoạch thì chỉ là một mong muốn. Hãy tưởng tượng Giáo sư và nhóm của ông ta đi vào ngân hàng, bắt giữ con tin và đối phó với cảnh sát và cướp đi tất cả những gì có thể mà không có kế hoạch trước thì sao? Ắt hẳn họ đã bị bắt ngay cả trước khi họ có thể cầu cứu vị Giáo sư của họ.

Vì vậy, một lần nữa, nếu muốn đặt mục tiêu cho doanh nghiệp của mình, hãy chuẩn bị kế hoạch phù hợp để bạn có thể thực hiện và đạt được mục tiêu đó.

Chấp nhận sẽ có lúc bản thân phạm sai lầm

Là chủ doanh nghiệp, mọi quyết định bạn đưa ra đều sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình. Đôi khi, các thành viên băng đảng và người thông minh như Giáo sư trong Money Heist cũng có thể mắc lỗi. Vì vậy, trả giá là điều khó tránh khỏi.

Nhưng điều tốt nhất cần nhìn nhận là, chúng ta sẽ có thể sai lầm nhưng hãy cố gắng sửa chữa sai lầm của mình. Để rồi chúng ta có thể quản lý nó, cải thiện từ bài học mình nhận được rồi không phạm lại sai lầm từng mắc phải.

Đừng xen lẫn kinh doanh và tình cảm

Chúng ta đều từng nghe đến câu nói “It’s not personal, it’s just business” (Nó không phải là vấn đề cá nhân, nó là kinh doanh). Một trong những thành viên của băng đảng (Denver) đã phá vỡ quy tắc và cho phép cảm xúc của mình được thoả mãn với kế hoạch.

Nhưng kinh doanh không có ngoại lệ. Dĩ nhiên là một người chủ, bạn vẫn phải đặt cái tâm lên hàng đầu nhưng khi tiếp tục điều hành doanh nghiệp của mình, đôi khi bạn phải đưa ra quyết định dựa trên lý trí thay vì cảm xúc nếu không muốn làm tổn thương chính mình và doanh nghiệp cùng những người còn lại đang tin tưởng bạn.

Một con sói đơn độc là một con sói chết

Hãy tưởng tượng vị Giáo sư có thể lên kế hoạch cho vụ cướp và cố gắng hack hệ thống, xâm nhập mọi thứ chỉ có một mình không?

Giáo sư không phải là một con sói đơn độc. Ông ta phải làm việc và kết nối với những người có cùng suy nghĩ như ông ta để thực hiện kế hoạch của mình. Bạn cũng không thể kinh doanh một mình và tự tin nói rằng bản thân không cần sự trợ giúp của ai. Có một đội ngũ bên cạnh, dù nhỏ hay lớn, ít hay nhiều cũng là điều kiện tiên quyết để bạn đạt được mục đích kinh doanh mà mình đề ra.

Đừng ngại nói “Tạm biệt”

“Bella Ciao” là câu nói chúng ta nhiều lần nghe được trong bộ phim Money Heist. Nó có nghĩa là “tạm biệt”. Đôi khi, bạn sẽ cần phải hy sinh một điều gì đó cho những điều tốt đẹp hơn xuất hiện. Bạn sẽ phải nói lời tạm biệt với những thứ không còn phù hợp.

Nó có thể là một đối tác kinh doanh không minh bạch, một nhân viên không chung chí hướng, hay thậm chí là hy sinh thời gian quý báu hay loại bỏ những công nghệ, quy trình để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

THEO NỮ DOANH NHÂN