Trong tương lai, liệu chúng ta có bán hàng và marketing bằng robot?
Các kiểu marketing truyền thống chỉ xoay quanh khách hàng. Các nhà marketers dành hàng triệu giờ nghĩ ra các câu chuyện lôi cuốn hay các chiến dịch quảng bá để kết nối với khách hàng.
Nhiều người sẽ không tin nhưng với số liệu đầu tư vào robot và tương tác thực tế ảo dự kiến chạm mức 241.4 triệu đô vào năm 2023 của ngành trung tâm dữ liệu Internet và các ông lớn công nghệ, tương lai một mô hình kinh doanh mới giữa doanh nghiệp, robot và khách hàng là không xa.
Các kiểu marketing truyền thống chỉ xoay quanh khách hàng. Các nhà marketers dành hàng triệu giờ nghĩ ra các câu chuyện lôi cuốn hay các chiến dịch quảng bá để kết nối với khách hàng. Họ không chỉ muốn bán thương hiệu mà còn muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu với khách hàng. Mục tiêu chính của marketing vẫn là tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu đó.
Tuy nhiên, các phương thức marketing truyền thống này sẽ thay đổi và các nhà marketers sẽ phải thêm vào danh sách của mình một mô hình mới: Business to Robot to Consumer (B2R2C).
Vậy B2R2C là gì?
Marketing thay đổi nhanh chóng khi các ứng dụng hỗ trợ giọng nói, trí tuệ nhân tạo, máy bay không người lái và avatar ảo trở thành cầu nối giữa nhãn hàng và người tiêu dùng. Trong thời kì công nghệ này, giám đốc marketing sẽ phải suy nghĩ lại về các chiến lược truyền thông.
Để chuẩn bị cho tương lai, marketers và giám đốc marketing sẽ phải nghĩ cách làm thế nào để quảng bá thương hiệu cho không chỉ khách hàng mà còn robot bởi robot sẽ đảm đương nhiệm vụ quyết định mua hàng của người dùng trong tương lai.
Khi robot phụ trách giao đồ ăn, nấu nướng, chăm sóc chúng ta, liệu các nhãn hàng có cần phải tiếp cận khách hàng thông qua robot của họ? Robot sẽ trở thành bên trung gian quản lí các bữa ăn, lượng chất dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe của con người.
Robot sẽ ảnh hưởng tới hoạt động giải trí và sinh hoạt của chúng ta và sẽ liên kết với các thiết bị chúng ta mua về nhà. Trong tương lai sẽ có carebot, carebutlers chuẩn bị các bữa ăn, thăm khám sức khỏe, hướng dẫn du lịch, mua sắm hộ chúng ta v..v.
Ngày nay rất nhiều công ty, nhãn hàng thời trang hay trang web sử dụng robot ảo để trò chuyện với khách hàng để mang lại cảm giác như trò chuyện với người thật.
Khi xem xét mô hình B2R2C, có hai yếu tố quan trọng cần xem xét. Một là hợp tác với người có tầm ảnh hưởng. Thứ hai là tận dụng truyền thông xã hội, phương tiện trao đổi lớn nhất trong môi trường B2C – doanh nghiệp với khách hàng. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng cũng có thể là robot hay avatar ảo, ví dụ như Lil Miquela, với hơn 2.4 triệu người theo dõi trên Instagram.
Hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng hỗ trợ ảo như Alexa hay Siri. Những thiết bị này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để dự đoán câu hỏi và nhu cầu của người dùng. Ví dụ, dịch vụ điều khiển bằng giọng nói có thể xác định khi nào chúng ta bị cúm thông qua giọng nói. Các hỗ trợ ảo này sẽ ngày càng phát triển và có thể dự đoán được nhu cầu của người dùng.
Tương lai sẽ xuất hiện những gì?
Tương lai sẽ có những khách hàng ảo mới là cầu nối giữa nhãn hàng và khách hàng thực. Thậm chí khi thế giới trở thành một chiếc billboard quảng cáo khổng lồ, trên TV sẽ không còn quảng cáo nữa, ảnh hưởng tới tất cả các chuyên gia marketing, quảng cáo hay tiếp thị truyền thông.
Các công cụ tìm kiếm, khách hàng tiềm năng, thương mại điện tử, phần mềm mua bán đều sẽ thay đổi trở nên phức tạp hơn. Công nghệ sẽ khiến cuộc sống trở nên dễ dàng, lành mạnh, mang tính cá nhân hơn. Và nếu các công ty không tự mình dịch chuyển thì sẽ dễ dàng bị tụt lại phía sau.