8 bài học marketing đắt giá từ phim ảnh
Joker, Công viên kỷ Jura, Kẻ đâm lén… những bộ phim đôi khi không chỉ để giải trí, mà còn là kho tàng tham khảo cho những người làm ngành marketing.
Joker, Công viên kỷ Jura, Kẻ đâm lén… những bộ phim đôi khi không chỉ để giải trí, mà còn là kho tàng tham khảo cho những người làm ngành marketing.
Nhân vật Tiến sĩ John Hammond (Richard Attenborough thủ diễn) nổi tiếng với lời thoại:
“Chúng tôi không tiếc rẻ gì mấy khoản kinh phí”.
Trong thời lượng 2 tiếng đồng hồ của bộ phim, nhân vật này đã lặp lại lời thoại trên tận 5 lần.
Ý nghĩa của câu trên rất rõ ràng: Tiến sĩ Hammond tin tưởng rằng càng đầu tư nhiều tiền vào dự án (công viên giải trí khủng long biến đổi gen) thì dự án (công viên) sẽ càng thành công và nổi tiếng.
Dĩ nhiên đến cuối phim, tất cả khán giả đều biết dự án thất bại khi hàng loạt khủng long thoát khỏi chuồng giam, giết nhiều người, và Tiến sĩ Hammond bị bỏ tù.
Vậy đâu là nguyên do của thất bại này?
Câu trả lời chính là do Tiến sĩ bỏ tiền mà không chịu suy nghĩ.
Nguyên lý tương tự cũng được áp dụng trong marketing. Mạnh tay đầu tư chi phí không đồng nghĩa đảm bảo kết quả thành công cho dự án. Dự án thành công là do cách thức đầu tư, chứ không phải số tiền.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp và bản thân marketer phải nắm được kinh phí marketing sẽ đi về đâu, và chỉ số hoàn vốn đầu tư (ROI) dự đoán là bao nhiêu.
Bài học
Đổ nhiều tiền vào các hoạt động marketing không đồng nghĩa sản phẩm sẽ thành công.
Với cách kể chuyện rõ ràng và gắn kết, biên kịch Rian Johnson cho thấy rằng từng chi tiết đều có giá trị và cực kỳ quan trọng.
Vậy Rian Johnson đã thực hiện điều này như thế nào?
Câu trả lời có thể khiến nhiều người bất ngờ, đó chính là nhờ một kỹ thuật cực đơn giản và phổ biến: lên dàn ý. Ông tạo ra các nhân vật, nghiên cứu họ, đặt câu hỏi, xác định hướng đi câu chuyện.
Tương tự vậy, các marketer cần tạo ra những câu chuyện marketing rõ ràng và có tính gắn kết. Từng câu từng chữ trong thông điệp marketing đều phải hướng đến một mục đích nào đó.
Không chỉ vậy, như cách Rian Johnson nghiên cứu nhân vật, doanh nghiệp cũng cần đầu tư thời gian nghiên cứu khách hàng. Nếu không, kế hoạch marketing sẽ thất bại.
Bài học
Hãy biết nghiên cứu các quan điểm và những trải nghiệm của khách hàng.
Phân đoạn Arthur Fleck (Joker - Joaquin Phoenix thủ diễn) bắn chết Murray Franklin (Robert De Niro thủ diễn) nhận được sự đồng tình của đa số khán giả xem phim.
Vì sao ư? Sau khi theo dõi cuộc đời bi kịch Arthur, sự tôn trọng, thần tượng và ngưỡng mộ Arthur dành cho Murray, để rồi Murray làm bẽ mặt anh ngay trên sóng truyền hình, thì bất cứ ai cũng đứng về phía Joker.
Tương tự vậy, một marketer đúng chuẩn phải biết tôn trọng khán giả và khách hàng của mình. Họ chính là những người làm nên thành công của sản phẩm, của doanh nghiệp. Nếu không, tất cả những gì doanh nghiệp nhận được chỉ là thất bại.
Dĩ nhiên, khách hàng sẽ không đi vào bước đường như Joker. Thế nhưng nếu họ cảm thấy bị đối xử không đúng mực, họ sẽ ra đi và doanh nghiệp sẽ lâm vào cảnh khốn đốn.
Bài học
Hãy luôn tôn trọng và đồng cảm với khách hàng.
“Ảo thuật gia đấu trí” là một bộ phim hấp dẫn với dàn diễn viên nổi tiếng và cốt truyện đỉnh cao. Đây là câu chuyện về hai vị ảo thuật gia cố gắng “so găng” với nhau trên sân khấu và dẫn đến kết quả chết người.
Bài học rút ra ở đây là phải biết để mắt đến đối thủ. Tuy nhiên không được để điều này “nuốt chửng” kế hoạch marketing.
Một marketer giỏi sẽ biết phân chia thời gian nhất định hàng tuần để theo dõi đối thủ với những cách thức và các chỉ số phân tích phù hợp, cụ thể, cũng như các thông tin bao quát về tình trạng các chiến dịch marketing. Như vậy, họ vừa theo dõi được đối thủ, vừa không bị xao nhãng khỏi những kế hoạch của chính mình.
Bài học
Theo dõi đối thủ là việc tốt, nhưng đừng khiến bản thân bị ám ảnh.
Trong “Chương trình Truman”, tất cả những khán giả (trong phim) khi xem show diễn đều yêu thích Truman và sự nhân văn của nhân vật này.
Vì vậy, bài học marketing từ bộ phim này rất đơn giản: hãy biết kết hợp yếu tố nhân văn trong kế hoạch marketing.
Mọi người sẽ thích mua hàng từ những “con người chân thật”, chứ không phải từ các nhãn hiệu.
Chính vì vậy, đừng ngần ngại khi giới thiệu đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, cá tính của họ, thành công của họ; cũng đừng ngần ngại khi đưa ra cách thức tạo ra các sản phẩm.
Đó không chỉ là cách thức lấp đầy chỗ trống, mà còn cho khách hàng thấy khía cạnh nhân văn của thương hiệu.
Bài học
Hãy biết tận dụng sức mạnh con người.
Đây là một bộ phim truyền cảm hứng cho những người khởi nghiệp trên khắp thế giới.
Với dân marketing, bài học cần chú ý chính là cách thức nhân vật Joy bán sản phẩm chổi lau Miracle Mop trên kênh truyền hình mua sắm QVC.
Ban đầu, QVC có bộ sậu nhân viên giới thiệu của riêng họ, quảng bá cho sản phẩm chổi lau mà không hoàn toàn nắm rõ cách thức hoạt động.
Sau đó, Joy nắm được cơ hội tự mình quảng bá sản phẩm, bởi cô chính là người nắm rõ thương hiệu, nắm rõ câu chuyện và nắm rõ sản phẩm nhất. Kết quả Joy đã bán được 18.000 chiếc chổi lau nhà chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ đồng hồ.
Tương tự vậy, bản thân marketer cần nắm vững những điều này và đừng bao giờ mong đợi người khác thực hiện hộ.
Bài học
Hãy nắm vững giá trị thương hiệu, câu chuyện thương hiệu và sản phẩm. Sau đó tự tin bán sản phẩm.
Mặc dù bộ phim này có thiên hướng phim tài liệu hơn so với các bộ phim các trong danh sách, thế nhưng vẫn có một số điểm marketing đáng chú ý.
Thất bại của Fyre (trong phim) có lẽ là một trong những chiến dịch marketing thất bại nhất trong lịch sử.
Những người tổ chức Fyre về cơ bản đã phóng đại sản phẩm quá mức, quảng bá nó là một trải nghiệm xa hoa, chỉ có duy nhất một lần trong đời, tổ chức trên một hòn đảo tuyệt đẹp ở Bahamas với giá vé “khủng”, lên đến 100.000 USD kèm những lời hứa hẹn về “ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, phiêu lưu đỉnh cao nhất”.
Kết quả như thế nào? Những vị khách chịu chi ra số tiền hàng chục nghìn USD chỉ được chào đón đến một địa điểm nhân tạo, trên những tấm nệm ướt sũng trong các căn lều mỏng manh. Bữa ăn nghèo nàn chỉ với vài lát phô mai và bánh mì,
Fyre chính là bài học lớn về marketing - không được phóng đại quá mức.
Tương tự vậy, các marketer không nên đặt kỳ vọng quá cao cho khách hàng, để rồi chính sản phẩm không thể nào đáp ứng.
Phải hiểu rõ khách hàng, nắm rõ sản phẩm, và thực hiện các hoạt động marketing nằm trong hai ranh giới này. Nếu sản phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng, thương hiệu chắc chắn sẽ sụp đổ.
Bài học
Hãy thực tế khi đặt ra kỳ vọng cho khách hàng về sản phẩm.
“Những mảnh ghép cảm xúc” là một câu chuyện tươi đẹp, đơn giản, khắc họa những suy nghĩ bên trong tâm trí con người.
Dân marketer có thể vận dụng những cơ chế khám phá trong bộ phim (kết hợp với sự ảnh hưởng từ cảm xúc và tính cách nhân vật) để tập hợp các tính cách của khách hàng.
Hãy tìm những thông tin cho các câu hỏi: khách hàng tiềm năng của thương hiệu có tính cách như thế nào? Họ tập trung vào yếu tố gì? Cảm xúc gì ảnh hưởng đến họ? Cảm xúc gì khiến họ chú ý đến thương hiệu?
Không chỉ vậy, đây còn là cách thức rất đáng cân nhắc để xây dựng thương hiệu và tính cách thương hiệu.
Chẳng hạn, nếu thương hiệu là con người, thì người này có tính cách như thế nào? Người này sẽ xem trọng điều gì? Cảm xúc nào chi phối người này? Tại sao?
Hãy nhớ rằng, khía cạnh tâm lý có vai trò rất quan trọng trong marketing. Một marketer giỏi là người biết và hiểu khách hàng, cũng như giúp khách hàng biết và hiểu nhãn hàng.
Bài học
Hãy biết vận dụng tâm lý học vào marketing.
Với những ví dụ trên đây, có thể thấy được những tài liệu tham khảo, những nguồn cảm hứng marketing hiện diện khắp mọi nơi. Dân marketer không ngại ngần sử dụng lăng kính marketing để phân tích các tình tiết, từ đó rút ra những bài học và áp dụng vào chiến dịch. Cuộc sống là chuỗi ngày trải nghiệm và thử nghiệm, vì vậy hãy luôn khám phá và học hỏi.