Không còn “Bữa sáng ở Tiffany” 16 tỷ USD. Thêm tin về vắc-xin COVID-19 và Uber

QUÂN BẢO 11/09/2020 05:08

Bản tin doanh nghiệp quốc tế hôm nay (11/09)

Không còn “Bữa sáng ở Tiffany” 16 tỷ USD

Tiffany là thương hiệu trang sức và đá quý sang trọng bậc nhất của Mỹ. Nếu bạn thấy cái tên này quen quen thì đúng rồi đấy: nó chính là bối cảnh của bộ phim “Bữa sáng ở Tiffany” kinh điển năm 1961. Đây đã từng là cái tên đầy ao ước, gắn liền với những bữa tiệc xa hoa mà cô gái trẻ nào cũng mong muốn, giống như nhân vật chính Holly Golightly của diễn viên huyền thoại Audrey Hepburn.

Còn LVMH? Nếu bạn đã quen với Louis Vuitton, Dior hay Fenty, hẳn bạn sẽ biết các thương hiệu này đều thuộc sở hữu của LVMH cùng với hơn 70 nhãn hàng khác. Và Tiffany rất có thể sẽ là cái tên tiếp theo trong “đại gia đình”.

Nhưng “bữa sáng” ấy đã bị huỷ mất rồi. Gã khổng lồ đồ xa xỉ của Pháp vừa hủy bỏ thỏa thuận mua lại Tiffany trị giá 16,2 tỷ USD - một “đám cưới vàng” của làng trang sức, nay chỉ còn trong giấc mơ.

Hai thương hiệu đã “dạm ngõ” từ gần một năm trước, nơi họ ký cam kết rằng hai bên sẽ “về chung một nhà” chậm nhất vào ngày 24/11/2020.

Nhưng sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian yêu cầu LVMH trì hoãn thương vụ tới ngày 6/1/2021, và “ngỏ ý” sẽ tăng thêm thuế với công ty của Mỹ.

LVMH liền đem ngay lá thư của ngài Bộ trưởng đến nói với Tiffany rằng thỏa thuận sẽ bị hủy. Trong khi đó, Chính phủ Pháp lại cho rằng họ chỉ đưa ra “lời khuyên” mà thôi (biểu hiện của sự lươn lẹo?).

Dĩ nhiên Tiffany và nước Mỹ không để yên. Xứ Cờ hoa đe dọa sẽ tăng thuế đối với các mặt hàng xa xỉ của Pháp để trả đũa việc Pháp làm điều tương tự với các công ty công nghệ lớn của Mỹ. Trong khi đó, LVMH sử dụng lý do “lo ngại thuế” để biện minh cho hành động “hủy hôn lễ” của mình.

Vậy thực chất là gì?

Thuế quan chỉ là cái cớ thôi, thực tế là thương vụ này “tốn kém” quá. LVMH rõ ràng là đã “chờ mòn mỏi” lá thư của ông Bộ trưởng. Sẽ chẳng ai muốn chi tới 16 tỷ USD cho một công ty đang “ngụp lặn”:

  • Doanh thu toàn cầu của Tiffany giảm 29% từ tháng 4 đến tháng 7; con số này là 45% so với quý trước. Người tiêu dùng không còn mua sắm ở các thị trường xa xỉ, trong khi nhu cầu tổ chức đám cưới sang trọng ngày càng ít đi.

  • Giám đốc LMVH Bernard Arnault từng nhấn mạnh rằng Tiffany sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ tới. Đó chắc chắn chỉ là những lời xã giao!

Còn gì nữa nhỉ?

QUÂN BẢO